Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông gia viễn c tỉnh ninh bình (Trang 46)

Trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 10.685m2 và được chia thành 3 khu chính:

bộ. Dãy nhà học A hai tầng là tòa nhà hai tầng gồm 12 phòng học, dùng để làm phòng học cho khối 10 và 12. Dãy nhà học B ba tầng gồm 6 phòng học, dùng để làm phòng học cho khối 11.

- Khu thư viện, phịng máy tính, phịng thí nghiệm và văn phịng đồn. - Khu nhà hiệu bộ gồm văn phòng, phòng trực BGH, phòng họp, phịng các tổ chun mơn.

Ngồi ra, nhà trường cịn có một số khu vực khác: phịng y tế, phòng bảo vệ, khu để xe cho HS và bãi tập thể dục cho HS .

2.1.4. Thành tích dạy và học

Với bề dày lịch sử của mình trường THPT Gia Viễn C luôn phấn đấu, đặt ra chỉ tiêu cho nhà trường và để đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng như ngày hôm nay, minh chứng qua những nội dung sau.

Năm học 2014-2015 trường đã tham gia các cuộc thi do Sở GD&ĐT tổ chức, trường đã đạt được các thành tích cụ thể:

- Thi GV giỏi cấp tỉnh lần thứ VI: 02 giải Nhì mơn Hóa học và mơn Sinh học; 01 giải ba môn Địa lý, 5 giải Khuyến khích gồm mơn Tốn học, Hóa học, Sinh học và Địa lý;

- Thi HS giỏi cấp tỉnh: 01 giải Nhì mơn Hóa học; 01 giải Nhì mơn Lịch sử; 03 giải Ba mơn Địa lý; 07 giải Khuyến khích gồm các mơn: Tốn học, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

- Thi giải tốn bằng máy tính cầm tay Casio cấp tỉnh: 01 giải nhì, 01 giải ba; - Thi thể dục thể thao cấp tỉnh: 01 huy chương bạc môn bơi lội.

Năm học 2014-2015 nhà trường tham gia Thi giải toán trên mạng Internet; Thi tiếng Anh trên mạng Internet; Thi giải toán bằng máy tính cầm tay; Thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn đối với HS; Thi dạy học theo chủ đề tích hợp đối với GV;

Nhà trường đã chỉ đạo ban chuyên môn triển khai các cuộc thi trên tới cán bộ GV và HS tích cực tham gia. Kết quả cụ thể:

- Thi giải tốn bằng máy tính cầm tay Casio cấp tỉnh: 01 giải nhì, 01 giải ba, 05 giải khuyến khích.

- Thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn: 01 giải ba, 03 giải khuyến khích.

- Thi dạy học theo chủ đề tích hợp đối với GV: 01 giải ba.

Hằng năm nhà trường có số GV đạt lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua với tỉ lệ cao. Số HS tốt nghiệp thường đạt từ 98% trở lên, số HS đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng ngày càng tăng.

Tập thể cán bộ, GV, công nhân viên và HS của trường luôn đề ra mục tiêu phấn đấu ngày một cao hơn, quyết tâm xây dựng và phát triển nhà trường trở thành một trong những trường trọng điểm của tỉnh, hướng đến xây dựng nhà trường thành trường chuẩn quốc gia trong những năm tới.

2.1.5. Tình hình giáo dục tại trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình

* Đội ngũ giáo viên

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 52.

Trong đó: Giám hiệu: 04, giáo viên: 43, hành chính: 05.

- Đảng viên: 27; các tổ chun mơn, nghiệp vụ: 6 tổ (trong đó có 05 tổ chun mơn và 01 tổ hành chính).

- Chất lượng đội ngũ:

+ 100% cán bộ, GV đạt chuẩn trở lên (trong đó: thạc sỹ: 07; đại học: 39; 02 đã hoàn thành chương trình sau đại học)

+ 100% cán bộ, GV trong độ tuổi qui định đã có chứng chỉ tin học A và B (do Sở GD&ĐT Ninh Nình cấp).

* Kết quả học tập của các khối lớp trong năm học 2014 - 2015

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

Khối Sĩ số

Hạnh kiểm

Tốt Khá TB Yếu

12 236 199 84.3 29 12.3 8 3.4 0 0

11 226 179 79.2 38 16.8 5 2.2 4 1.8

10 223 164 73.5 49 22 8 3.6 2 0.9

Tổng 685 542 79.1 116 16.9 21 3.1 6 0.9

So với năm học 2013 – 2014: Hạnh kiểm Tốt tăng 3.9%, hạnh kiểm yếu giảm 0.4% .

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình)

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực: Khối Sĩ số Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 12 236 17 7.2 162 68.6 57 24.15 0 0 0 0 11 226 11 4.9 133 58.85 76 33.6 6 2.65 0 0 10 223 15 6.7 120 53.8 86 38.57 2 0.9 0 0 Tổng 685 43 6.3 415 60.6 219 32 8 1.17 0 0 So với năm học 2013 – 2014: học lực giỏi tăng 1%, học lực yếu giảm 1.8%.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình)

2.2. Thực trạng công tác GVCN và quản lý công tác GVCN ở trƣờng THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Thực trạng công tác GVCN tại trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình

2.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm

HS được nhà trường biên chế thành các lớp học, mỗi lớp học được phân cơng cho một GVCN QL. Mỗi HS có một đặc điểm phát triển tâm sinh lý khác nhau, mỗi hồn cảnh sống, mơi trường khác nhau nên cơng việc của GVCN ngồi là một cơng việc mang tính sư phạm, tính tình huống cịn mang tính nghệ thuật cao. Chất lượng công tác GVCN phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội

ngũ GVCN. Đó là trình độ đào tạo, thâm niên làm công tác chủ nhiệm, giới tính, độ tuổi, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình trong cơng việc, cách ứng xử trước mỗi tình huống GD. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nguồn nhân lực nhà trường (đội ngũ GV, nhân viên, CBQL), như vậy, nhà trường sẽ có những phân loại, nhận định về nguồn nhân lực hiện có. Việc phân loại và nắm bắt về chất lượng nguồn nhân lực được tiến hành rất kỹ từ các tổ chuyên môn, BGH nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn là người nắm rất rõ về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của các thành viên trong tổ mình. Từ đó sẽ báo cáo và tham mưu cho BGH. BGH nắm tổng thể về nguồn nhân lực từ các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường (ở đây các tổ trưởng chuyên mơn được ví như “cánh tay nối dài” của BGH). Trên cơ sở nắm rõ về chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường, BGH đối chiếu với các mục tiêu, kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), các nhiệm vụ của các công việc, các kỹ năng tương ứng cần có phải của mỗi loại cơng việc nói chung và cơng tác GVCN nói riêng. Từ đó sẽ có được các chủ trương, kế hoạch, quyết sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nhà trường sao cho đáp ứng được u cầu của cơng việc nói chung, trong đó có công tác GVCN, của sự phát triển GD nhà trường.

Chúng tôi tiến hành khảo sát 18 GV đang làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình năm học 2014-2015 về chất lượng đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm (Phiếu hỏi Phụ lục mẫu 1).

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp về đội ngũ GVCN trƣờng THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình

Khối GVCN Số Nữ Tuổi bình quân

Thâm niên làm chủ nhiệm (bình quân năm) Xếp loại hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm 10 6 5 37 10 5 11 6 5 35 9 6 12 6 4 35.5 12 6 Tổng 18 14 35.8 10.3 17

Theo số liệu bảng 2.3 khảo sát về thực trạng đội ngũ GVCN của trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình cho thấy: Số GVCN là nữ chiếm đại đa số, điều đó có thể tin tưởng rằng cơng tác chủ nhiệm có nhiều khả năng được làm tốt bởi GV nữ hơn các đồng nghiệp là nam, đặc biệt là các GV nữ có tính tỉ mỉ, chi tiết, sát sao, cẩn thận...

Độ tuổi trung bình của GVCN của trường là 35.8 tuổi, thâm niên làm công tác chủ nhiệm là 10.3 năm cho thấy rằng đa số GVCN đều đã có kinh nghiệm. Số GV trẻ mới giảng dạy ở trường 1,2 năm cũng được giao nhiệm vụ chủ nhiệm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng qua bảng tổng hợp số liệu họ đều được đánh giá làm tốt công tác chủ nhiệm thì có thể thấy, đội ngũ GV trẻ với lòng tự tin và tràn đầy nhiệt huyết của mình đã thích nghi ngay được với cơng việc này – một công việc cần rất nhiều kinh nghiệm, cần nhiều tính sư phạm và tính nghệ thuật.

2.2.1.2 Thực trạng về năng lực của GVCN

Người GVCN thay mặt cho Hiệu trưởng tổ chức, QL toàn diện HS thực hiện các nhiệm vụ GD theo nội dung chương trình GD. Để hồn thành cơng việc đó, người GVCN cần phải có rất nhiều các năng lực như: năng lực nắm bắt đặc điểm tình hình HS; năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động của lớp; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS... Các năng lực này đòi hỏi phải được rèn luyện, đúc kết lại thành kinh nghiệm, thành kỹ năng, kỹ xảo giúp người GVCN có các phương pháp xử lý, giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất các tình huống phát sinh trong quá trình GD và dạy học, đặc biệt như kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết các xung đột trong tập thể lớp và kỹ năng GD HS cá biệt – đó là những kỹ năng mềm, khơng có một chuẩn mẫu dùng cho mọi trường hợp, mọi tình huống mà địi hỏi người GVCN phải linh hoạt, nhạy bén, tự tìm cho mình một đáp án tối ưu nhất áp dụng cho từng tình huống cụ thể.

Muốn bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ GVCN, cần đánh giá được năng lực hiện có của đội ngũ GVCN,

từ đó sẽ có những biện pháp bồi dưỡng, phát triển GV phù hợp và hiệu quả. Chính vì vậy, trên cơ sở các năng lực cơ bản trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động của lớp chủ nhiệm mà người GVCN cần có, chúng tơi tìm ra 08 năng lực cần thiết và tiến hành khảo sát 18 thầy cô giáo đang làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình (phiếu hỏi Phụ lục mẫu 1).

Bảng 2.4: Bảng khảo sát về năng lực của GVCN

STT Năng lực làm công tác chủ nhiệm

Mức độ Làm tốt % Bình thường % Cịn lúng túng % 1 Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm 11 61.1 5 27.7 2 11.2 2

Tìm hiểu, phân loại để từ đó kiểm tra, đánh giá đúng kết quả GD, rèn luyện của HS

10 55.5 7 39 1 5.5

3

Tổ chức giờ sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động GD 8 44.6 5 27.7 5 27.7 4 Kĩ năng xử lý tất cả các tình huống GD 5 27.7 5 27.7 8 44.6 5 GD các kỹ năng sống cho HS 6 33.3 7 39 5 27.7 6 Kỹ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân 10 55.5 5 27.7 3 16.8

7

Năng lực sư phạm, khôn khéo trong ứng xử giao tiếp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường 9 49.9 4 22.4 5 27.7 8 Năng lực tổ chức, thu thập, xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn, kịp thời 9 49.9 6 33.3 3 16.8

Theo số liệu bảng 2.4 cho thấy năng lực 3,4,5 còn ở mức chưa cao cho thấy nhiều GV chưa biết cách tổ chức và điều khiển HS ở một số buổi sinh hoạt

như thế nào. Kỹ năng xử lý các tình huống cịn lúng túng. GD KNS cũng chưa được thực hiện một cách đồng bộ, bài bản do hiểu nhưng chưa biết cách truyền đạt năng lực làm chủ bản thân chiếm tỉ lệ cao nhất, có lẽ do đây là một cơng việc địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ trong việc GD HS. Các năng lực 1,2,7,8 tương đối ổn do đa số các GV đều đã có kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm, chỉ có một ít GV trẻ mới tham gia công tác chủ nhiệm vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng.

Qua kết quả khảo sát 8 năng lực cơ bản mà người GVCN cần phải có, số người làm tốt, làm thành thạo nhiều hơn so với số người còn lúng túng. Điều đó cho ta nhận xét rằng kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ GVCN nhà trường đạt ở mức Khá, tuy nhiên họ vẫn rất cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tích lũy và trau dồi thêm kinh nghiệm để thích ứng với sự thay đổi liên tục của xã hội.

2.2.1.3. Thực trạng về chế độ chính sách đối với GV làm công tác chủ nhiệm

Công việc của người GVCN trong nhiệm vụ GD tồn diện HS khơng chỉ xảy ra ở trên lớp, ở trường, trong giờ hành chính mà cịn xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Chế độ chính sách của Nhà nước quy định với GVCN ở các trường THPT là: “số giờ quy đổi theo định mức lao động là 4 tiết/tuần; định mức lao động, phụ cấp, thưởng và các chế độ khác của người GV làm công tác chủ nhiệm cũng hưởng như GV dạy bộ môn khác”. Người viết đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 18 GV đang làm công tác chủ nhiệm (phiếu hỏi Phụ lục mẫu 1) và 04 CBQL, 05 tổ trưởng chuyên môn đang công tác tại trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình (phiếu hỏi Phụ lục mẫu 2) về chế độ chính sách mà người GVCN được hưởng so với vai trò và nhiệm vụ của họ. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.5. Bảng khảo sát mức độ hợp lý về chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời làm công tác GVCN

STT Ý kiến đánh giá Chế độ chính sách Hợp lý % Ít hợp lý % Khơng hợp lý % 1 CBQL 0 0 1 25 3 75 2 Tổ trưởng CM 0 0 1 20 4 80 3 GVCN 0 0 0 0 18 100

Bảng 2.5 khảo sát về chế độ chính sách của Nhà nước đối với GVCN so với vị trí, vai trị và cơng sức của họ, ta thấy đa số các ý kiến đều cho rằng chế độ chính sách của Nhà nước đều khơng hợp lý, chỉ có khoảng hơn 25% ý kiến trong tổng số 18 GV được điều tra cho rằng ít hợp lý. Điều đó chứng tỏ rằng chế độ chính sách của Nhà nước ta so với những người làm công tác chủ nhiệm hồn tồn khơng cân xứng với cơng sức, trí tuệ, với trách nhiệm, với thời gian mà người GVCN bỏ ra cho công việc chủ nhiệm họ được phân công. Trên thực tế đã có rất nhiều GV khi được lãnh đạo nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm thì họ đã từ chối với rất nhiều lý do, hoặc có những trường hợp bị bắt buộc nhận mà khơng lấy gì làm vui vẻ, hồ hởi với cơng việc được giao, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác chủ nhiệm của bản thân họ cũng như chất lượng chung toàn trường.

2.2.2. Thực trạng QL công tác GVCN tại trường THPT Gia Viễn C, tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

2.2.2.1. Thực trạng về phân công GV làm công tác chủ nhiệm

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, công tác chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường phân công vào đầu năm học. Mỗi GV làm công tác chủ nhiệm có những năng lực khác nhau, có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Việc lựa chọn và phân công GVCN và chủ nhiệm lớp nào là một việc làm hết sức quan trọng. Các tiêu chí để Hiệu trưởng chọn và phân công làm công tác chủ nhiệm như: có năng lực, uy tín và hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm; có dạy bộ mơn ở lớp đó; cùng địa bàn với HS; dạy ít giờ và một số tiêu chí khác. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát ở 04 CBQL về thực trạng lựa chọn các tiêu chí trong việc phận cơng GVCN (phiếu hỏi Phụ lục mẫu 2).

Bảng 2.6: Bảng khảo sát về thực trạng lựa chọn các tiêu chí trong việc phân cơng GVCN STT Tiêu chí Mức độ quan trọng Rất quan trọng % Ít quan trọng % Khơng quan trọng % 1 GV dạy bộ mơn có nhiều

giờ ở lớp đó 2 50 1 25 1 25 2 GV có năng lực và có thể hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm 3 75 1 25 0 0 3 Bố trí luân phiên các GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông gia viễn c tỉnh ninh bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)