Đặc điểm dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non hoa kỳ quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

1.3. Lý luận về hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng

1.3.3. Đặc điểm dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

1.3.3. Đặc điểm dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tuổi

- Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng.

* Dựa vào cơ sở ngôn ngữ: [modul MN3 đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ -Nguyễn Thị Hảo]

- Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ giai đoạn 24-36 tháng tuổi: + Khi 2 tuổi trẻ biết được khoảng 50 từ.

+ Biết các khái niệm không gian: bên trong, bên ngoài, bên trên, bên dưới…

+ Biết vài đại từ: “ bạn”, “ tơi”

+ Lời nói chính xác hơn nhưng có thể bị nuốt âm cuối. + Trả lời những câu hỏi đơn giản

+ Nói được cụm từ có từ 2-3 từ

+ Sử dụng câu hỏi có nhấn trọng âm ở cuối như: “Quả bóng của con đâu?”

+ Bắt đầu sử dụng các từ chỉ số nhiều như: “ Những cái tất”; “những đơi dép”, thì q khứ: “đã ăn rồi”

Đây là giai đoạn mà ngơn ngữ của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ. Các từ thường dùng là danh từ và động từ, các từ gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Giai đoạn này trẻ cảm nhận và tiếp thu ngôn ngữ một cách trực quan, gắn liền với các hình ảnh, đồ vật, hiện tượng mà trẻ có thể nhìn thấy chơi cùng với các hoạt động hàng ngày. Mới đầu là kinh nghiệm, sau đó là hiểu, và cuối cùng là dùng từ.

* Dựa vào cơ sở tâm lý của trẻ 24-36 tháng: Tư duy của trẻ ở giai đoạn này trực quan. Ở thời kỳ này khái niệm tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ và lời nói của người khác.

* Dựa vào cơ sở giáo dục: Ngơn ngữ được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp mọi lúc mọi nơi. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các giờ học, các hoạt động vui chơi, các giờ sinh hoạt ăn ngủ, giờ dạo chơi ngoài trời.

Từ những cơ sở ngôn ngữ, cơ sở tâm lý, cơ sở giáo dục của trẻ giai đoạn 24-36 tháng chúng ta có thể thấy được rằng đặc điểm dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng mang tính chất rất đặc thù:

- Ngôn ngữ của giáo viên khi giao tiếp và dạy trẻ phải trong sáng dễ hiểu, chính xác để trẻ có thể dễ bắt chước.

- Giáo viên dạy trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi không chỉ trong giờ học mà ở tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ như giờ học, giờ chơi, giờ sinh hoạt chung, giờ hoạt động ngoài trời.

- Đồ dùng giảng dạy trẻ phải trực quan, hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn. - Trong khi trẻ trả lời cô, cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, khơng nói cụt ngủn, cộc lốc.

- Cô giáo tổ chức rộng rãi các trò chơi khác nhau và sử dụng những loại câu đơn giản.

- Khi đi dạo chơi ngoài trời thấy gì giáo viên giới thiệu đấy để cung cấp các vốn từ mới cho trẻ.

1.3.3.1. Nội dung chương trình dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

Theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ 3-36 tháng tuổi gồm có những nội dung sau:

- Nghe:

+ Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.

+ Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.

+ Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào? + Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. - Nói:

+ Phát âm các âm khác nhau.

+ Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.

+ Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...

+ Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.

+ Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. + Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.

+ Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. - Làm quen với sách:

+ Lắng nghe khi người lớn đọc sách.

+ Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.

1.3.3.2. Phương pháp tổ chức dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

1) Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm 2) Nhóm phương pháp trực quan- minh họa 3) Nhóm phương pháp thực hành

- Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi - Trị chơi

- Luyện tập

4) Nhóm phương pháp dùng lời nói

1.2.3.3. Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra đánh giá Nhà quản lý có thể nắm được giáo viên đã đang và có đi đúng hướng kế hoạch năm học do Nhà trường đề ra hay khơng. Để từ đó kịp thời uốn nắn thay đổi. Đối với hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ là một trong chuỗi các hoạt động giáo dục mà nhà quản lý sẽ kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên dựa vào từng hoạt động giáo dục mà Nhà quản lý có hình thức cũng như kế hoạch kiểm tra đánh giá riêng. Các hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24-36 tháng của Nhà quản lý bao gồm.

- Kiểm tra kế hoạch năm học của lứa tuổi. Trong kế hoạch năm học kiểm tra cụ thể chi tiết dự kiến xây dựng các chủ đề chủ điểm học từng tháng.

- Kiểm tra việc xây dựng mạng nội dung học tập của từng chủ đề và kế hoạch tuần của giáo viên. Thông qua việc kiểm tra việc xây dựng nội dung Nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ phù hợp hay chưa phù hợp để có hướng điều chỉnh kịp thời. Nhà quản lý cũng có thể kiểm tra được hệ thống những bài thơ, bài hát, hay câu chuyện... mà giáo viên lựa chọn đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa? Có đem lại kết quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ hay không?

- Kiểm tra xây dựng mục tiêu giáo dục của lứa tuổi. Đặc biệt là xây dựng mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Kiểm tra giáo án bài giảng dự kiến của giáo viên

- Kiểm tra đánh giá kết quả mong đợi dành cho học sinh sau mỗi chủ đề, chủ điểm của giáo viên (Tức là kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh thơng qua các tiêu chí phát triển ngơn ngữ của lứa tuổi).

- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng phục vụ cho hoạt động giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên.

Các hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra đầu năm học, kiểm tra hàng tháng, kiểm tra giữa các kỳ, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra hàng ngày, kiểm tra đột xuất và báo trước.

- Dự giờ dưới nhiều hình thức: Báo trước, khơng báo trước, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn, có thể mời giáo viên trong khối cùng dự.

- Phân tích sư phạm bài trên lớp đã dự: Dựa vào lý thuyết các kiểu bài học, phân tích hoạt động giáo viên, trẻ em trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả nhận thức của trẻ. Cán bộ quản lý nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản, lưu hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non hoa kỳ quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)