Quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non hoa kỳ quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 32 - 55)

ngôn ngữ lứa tuổi 24-36 tháng tại trƣờng mầm non

1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu phát triển ngôn ngữ

[Theo nguồn tài liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo: Mô đun MN1 – A xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục phát triển ngôn ngữ.]

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như sau:

Trong chƣơng trình giáo dục mầm non

Nghe và hiểu

• Nghe hiểu các từ, câu.

• Nghe hiểu trong giao tiếp hàng ngày.

• Nghe hiểu các câu chuyện,....

Nói

• Từ vựng và ngữ điệu.

• Thể hiện nhu cầu bản thân.

Trong chỉ số EDI

Nghe và hiểu

• Lắng nghe bằng tiếng Việt.

• Hiểu ngay lập tức những gì người khác nói.

Nói

• Từ vựng và ngữ điệu. • Thể hiện nhu cầu bản thân.

• Hỏi và trả lời câu hỏi • Kể lại một sự kiện.

• Kể lại một câu chuyện đã nghe. • Đóng vai nhân vật

Đọc và viết

• Nhận diện mặt chữ cái. • Sao chép chữ cái .

• Biết sử dụng các dụng cụ viết.

• Hỏi và trả lời câu hỏi. • Kể lại một sự kiện.

• Kể lại một câu chuyện đã nghe. • Đóng vai nhân vật. Đọc và viết • Nhận diện mặt chữ cái. • Sao chép các chữ cái. • Thích đọc - tò mò về ý nghĩa của các chữ in. • Cố gắng sử dụng các dụng cụ viết. • Viết từ trái sang phải.

• Thích viết (khơng có hướng dẫn của giáo viên).

• Tự viết tên mình. • Kể chuyện theo tranh.

• Biết cách sử dụng sách (như lật giở trang sách)

Theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 3-36 tháng như sau:

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ. - Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu.

Từ việc nhà quản lý nắm được mục tiêu giáo dục phát triển triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, nhà quản lý sẽ xây dựng được các kế hoạch quản lý được mục tiêu dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng ở trường mầm non

Theo Thông tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-36 tháng tuổi gồm có những nội dung sau:

Nội dung 3 - 12 tháng tuổi 12 - 24 tháng tuổi 24 - 36 tháng tuổi

1. Nghe

 Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.

 Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.  Nghe các câu nói

đơn giản trong giao tiếp hằng ngày.

 Nghe các câu hỏi: ...đâu? (ví dụ: tay đâu? chân đâu? mũi đâu?...).

 Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói.

 Nghe các câu hỏi: ở đâu?, con gì?,... thế nào? (gà gáy thế nào?), cái gì? làm gì?

 Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.  Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?

 Nghe các bài hát, đồng dao, ca dao.

 Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, chuyện kể đơn giản theo tranh.

 Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn.

2. Nói

 Phát âm các âm bập bẹ khác nhau.

 Phát âm các âm khác nhau.

 Bắt chước các âm khác nhau của người lớn.  Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi.  Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.

 Nói một vài từ đơn giản.

 Trả lời và đặt câu hỏi: con gì?, cái gì?, làm gì?

 Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...

Nội dung 3 - 12 tháng tuổi 12 - 24 tháng tuổi 24 - 36 tháng tuổi

 Thể hiện nhu cầu bằng các âm bập bẹ hoặc từ đơn giản kết hợp với động tác, cử chỉ, điệu bộ.

 Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản.

 Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.

 Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ.

 Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng.

 Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.

 Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.

3. Làm quen với sách Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh.

 Lắng nghe khi người lớn đọc sách.

 Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. Nhà quản lý giáo dục cần nắm được nội dung dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng của Bộ Giáo dục và đào tạo để từ đó cùng với nhà giáo dục của cơ sở xây dựng lên nội dung bài học phù hợp với trẻ của trường mình.

Nội dung chương trình giáo dục trẻ đảm bảo tính tích hợp chủ đề, tính vừa sức, phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi; nội dung giáo dục gắn với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống. Nội dung chương trình dạy học phát triển ngôn ngữ không chỉ với mục đích giúp trẻ phát triển ngơn ngữ mà bên cạnh đó kích thích sự tìm tịi ham hiểu biết của

trẻ. Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên yêu người thân, yêu bạn bè thầy cô giáo, lễ phép với ông bà cha mẹ thầy cơ…

1.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại trường mầm non.

a) Quản lý hình thức dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ 24-36 tháng. Muốn đạt được hiệu quả giáo dục và giúp trẻ phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ của trẻ nhà quản lý phải quản lý được các hình thức dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ của nhà giáo dục. Bới các hình thức để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ vơ cùng đa dạng. Tính đa dạng của hình thức dạy học phát triển ngôn ngữ được biểu hiện như sau:

Dựa vào mục đích và nội dung hoạt giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non, Các hoạt động giáo dục ở lứa tuổi 24-36 tháng bao gồm:

 Hoạt động giao lưu cảm xúc

 Hoạt động với đồ vật

 Hoạt động chơi tự do

 Hoạt động chơi tập có chủ đích

 Hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân.

Nhà giáo dục không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các giờ dạy học phát triển ngôn ngữ (như giờ nhận biết tập nói, thơ truyện) mà cần phải tích hợp việc dạy học ngơn ngữ cho trẻ qua các hoạt động học giáo dục trẻ ở trường mầm non. Ví dụ như thơng qua các hoạt động vui chơi tự do tự chọn của trẻ. Thông qua các giờ chơi của trẻ giáo viên có thể chơi cùng trẻ, đặt ra các câu hỏi giúp trẻ mở rộng vốn từ của mình. Thơng qua các hoạt động tổ chức lễ hội ở trường mầm non. Ở trường mầm non một năm học trẻ có cơ hội được trải qua rất nhiều lễ hội như: Lễ hội trung thu, lễ hội 1/6, lễ khai giảng, lễ hội chào năm mới, lễ hội Halloween, lễ hội Noel…

Dựa theo vị trí khơng gian, có các hình thức: + Tổ chức hoạt động trong phòng, lớp.

+ Tổ chức hoạt động ngồi trời trong khn viên trường

+ Tổ chức các hoạt động ngoài trường như đi thăm quan dã ngoại. Dựa theo số lượng trẻ, có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động cá nhân. + Tổ chức hoạt động theo nhóm. + Tổ chức hoạt động cả lớp

b) Quản lý phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24-36 tháng Việc lựa chọn phương pháp giáo dục và tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non. Quản lý phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà quản lý phải quản lý việc phối kết hợp giữa các phương pháp giáo dục với nhau để thực hiện được mục tiêu dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, thường sử dụng các phương pháp sau:

1) Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm 2) Nhóm phương pháp trực quan - minh họa 3) Nhóm phương pháp thực hành

- Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi - Trò chơi

- Luyện tập

4) Nhóm phương pháp dùng lời nói

5) Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương

Việc sử dụng các phương pháp giáo dục trẻ cần đảm bảo tính trực quan, tính thực tiễn, trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm. Câu từ dùng cho lứa tuổi Nhà trẻ cần ngắn gọn dễ hiểu. Hình ảnh phải sinh động đặc biệt nên sử dụng các gam màu cơ bản và màu có gam sáng.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi 24-36 tháng

trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra đánh giá Nhà quản lý có thể nắm được giáo viên đã đang và có đi đúng hướng kế hoạch năm học do Nhà trường đề ra hay khơng. Để từ đó kịp thời uốn nắn thay đổi. Đối với hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ là một trong chuỗi các hoạt động giáo dục mà nhà quản lý sẽ kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên dựa vào từng hoạt động giáo dục mà Nhà quản lý có hình thức cũng như kế hoạch kiểm tra đánh giá riêng. Các hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24-36 tháng của Nhà quản lý bao gồm:

- Kiểm tra kế hoạch năm học của lứa tuổi. Trong kế hoạch năm học kiểm tra cụ thể chi tiết dự kiến xây dựng các chủ đề chủ điểm học từng tháng.

- Kiểm tra việc xây dựng mạng nội dung học tập của từng chủ đề và kế hoạch tuần của giáo viên. Thông qua việc kiểm tra việc xây dựng nội dung Nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ phù hợp hay chưa phù hợp để có hướng điều chỉnh kịp thời. Nhà quản lý cũng có thể kiểm tra được hệ thống những bài thơ, bài hát, hay câu chuyện.... mà giáo viên lựa chọn đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa? Có đem lại kết quả phát triển ngơn ngữ cho trẻ hay không?

- Kiểm tra xây dựng mục tiêu giáo dục của lứa tuổi. Đặc biệt là xây dựng mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Kiểm tra giáo án bài giảng dự kiến của giáo viên

- Kiểm tra đánh giá kết quả mong đợi dành cho học sinh sau mỗi chủ đề, chủ điểm của giáo viên (Tức là kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh thơng qua các tiêu chí phát triển ngơn ngữ của lứa tuổi).

- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng phục vụ cho hoạt động giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên.

- Kiểm tra giờ dạy của giáo viên

Các hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra đầu năm học, kiểm tra hàng tháng, kiểm tra giữa các kỳ, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra hàng ngày, kiểm tra đột xuất và báo trước.

- Dự giờ dưới nhiều hình thức: Báo trước, khơng báo trước, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn, có thể mời giáo viên trong khối cùng dự.

- Phân tích sư phạm bài trên lớp đã dự: Dựa vào lý thuyết các kiểu bài học, phân tích hoạt động giáo viên, trẻ em trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả nhận thức của trẻ. Cán bộ quản lý nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản, lưu hồ sơ.

1.4.5. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Có một câu nói nổi tiếng: “Chất lượng giáo dục khơng thể nằm ngồi chất lượng giáo viên”. Điều đó chứng tỏ giáo viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp trẻ thực hiện được mục tiêu cũng như kết quả mong đợi của lứa tuổi. Nhất là với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng lứa tuổi vẫn còn nằm trong giai đoạn Nhà trẻ người giáo viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng vừa là thầy, vừa là mẹ. Thời gian trẻ ở với cơ, với trường có lẽ nhiều hơn thời gian trẻ ở với mẹ với gia đình. Chính vì vậy ngơn ngữ của trẻ học qua cô rất nhiều. Vậy để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhất nhà quản lý không thể bỏ qua việc đào tạo đội ngũ nhân lực, đội ngũ giáo viên. Người thầy có được trang bị đầy đủ hành trang kiến thức để chăm sóc cũng như giảng dạy cho trẻ thì kết quả học tập mới tốt được.

Trước khi muốn trang bị hành trang kiến thức cho giáo viên Nhà quản lý phải đánh giá được:

- Thực trạng đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất thông qua các kế hoạch năm học, kế hoạch xây dựng mục tiêu giáo dục, qua bài soạn. Thơng qua đó Nhà quản lý có thể đánh giá giáo viên đã có kiến thức đến đâu. Đã đạt chuẩn nghề nghiệp hay chưa?

- Thông qua các hoạt động dự giờ giảng dạy của giáo viên. Cũng như thông qua các cuộc họp các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội thi. Nhà quản lý đánh giá được năng lực của Nhà giáo.

hoạch bồi dưỡng chuyên môn cũng như các phẩm chất đạo đức, lối sống cho giáo viên:

- Quản lý giờ giấc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của đơn vị.

- Tham mưu kịp thời Hội đồng quản trị để đảm bảo đời sống giáo viên (thu nhập, đóng bảo hiểm), đảm bảo điều kiện để họ công tác tốt.

- Hàng tháng, năm đánh giá xếp loại giáo viên, cuối năm học đánh giá phân loại, khen thưởng với những giáo viên xuất sắc. Sa thải những giáo viên chưa đủ chuyên môn nghiệp vụ.

1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục trẻ động giáo dục trẻ

Đối với trẻ mầm non đặc biệt trẻ Nhà trẻ việc dạy học không thể dạy chay bởi trẻ sự tập trung của trẻ mầm non rất ngắn. Trẻ ở dễ bị thu hút bởi hình ảnh, màu sắc sinh động. Chính vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng vơ cùng quan trọng.

Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn của Nhà trường giáo viên có thể sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo. Như dạy thơ ca và văn học: giáo viên có thể tự vẽ tranh, làm con rối, làm xa bàn mơ hình.... để thu hút trẻ.

Ngồi việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi tự tạo giáo viên cịn có thể sử dụng tranh ảnh, đồ vật thật để trẻ trải nghiệm, ví dụ như dạy tiết nhận biết tập chủ đề các lồi hoa. Đề tài nhận biết tập nói hoa hồng, hoa cúc. Giáo viên có thể cho trẻ xem, quan sát hoa thật. Cho trẻ ngửi, miêu tả màu sắc, cánh hoa...

Đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với hoạt động dạy học nói chung và dạy học phát triển ngơn ngữ nói riêng. Chính vì vậy Nhà quản lý cần có sự quan tâm sát sao đến việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non hoa kỳ quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 32 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)