bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động giao lưu cảm xúc
Hoạt động với đồ vật
Hoạt động chơi tự do
Hoạt động chơi tập có chủ đích
Bảng 2.5. Khảo sát mức độ thực hiện đầy đủ các nội dung dạy học ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động trong ngày của trẻ ở trƣờng mầm non
Nội dung Số lượng giáo viên được khảo sát Mức độ quan tâm Điểm trung bình Thứ bậc 5 4 3 2 1
Hoạt động giao lưu
cảm xúc 21 2 3 4 5 7 2,43 3 Hoạt động chơi tập có chủ đích 21 15 3 3 0 0 4,57 1 Hoạt động chơi tự do 21 1 2 4 6 8 2,14 4 Hoạt động với đồ vật 21 4 4 4 5 4 2,95 2 Hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân. 21 1 1 4 5 10 1,95 5
Bảng 2.6. Khảo sát mức độ hiệu quả của việc tích hợp dạy học phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động hàng ngày ở trƣờng mầm non
Nội dung Số lượng giáo viên được khảo sát Mức độ quan tâm Điểm trung bình Thứ bậc 5 4 3 2 1
Hoạt động giao lưu
cảm xúc 21 8 5 4 3 1 3,76 2 Hoạt động chơi tập có chủ đích 21 16 4 1 0 0 4,71 1 Hoạt động chơi tự do 21 8 2 4 3 4 3,33 4 Hoạt động với đồ vật 21 8 4 3 3 3 3,52 3 Hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân. 21 4 3 3 5 6 2,71 5
Biểu đồ 2.1. Mức độ đầy đủ và hiệu quả của việc tích hợp dạy học phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động hàng ngày ở trƣờng mầm non
Qua khảo sát cho thấy giáo viên thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình chăm sóc và giảng dạy trẻ mầm non lứa tuổi 24-36 tháng. Tuy nhiên việc dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên không chỉ thực hiện trong giờ dạy học phát triển ngôn ngữ mà ở các hoạt động khác trong ngày của trẻ bao gồm: Hoạt động với đồ vật; hoạt động chơi tự do; hoạt động chơi tập có chủ đích; hoạt động vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên giáo viên mới chú trọng việc thực hiện dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ trong giờ hoạt động chính của dạy học phát triển ngơn ngữ đó là: Giờ học nhận biết tập nói và thơ truyện. Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy được việc dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt được hiệu quả rất cao ở tất cả các hoạt động như hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động chơi tập có chủ đích, hoạt động chơi tự do, hoạt động với đồ vật, hoạt động ăn ngủ vệ sinh. Tuy nhiên giáo viên chưa thực hiện đầy đủ và hiệu quả ở rất nhiều hoạt động trong ngày của trẻ nhất là hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân, hoạt động với đồ vật, và hoạt động giao lưu cảm xúc. Nhà giáo dục chưa tích hợp hoạt động dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng
Lứa tuổi 24-36 tháng tuổi là lứa tuổi mà ngơn ngữ của trẻ đang hình thành, trẻ chưa có đủ các vốn từ cũng như hiểu được q nhiều từ vựng khó. Chính vì vậy người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có thể đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã tổng hợp được kết quả đánh giá về việc vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ của các giáo viên ở Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2. Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của việc thực hiện hình thức dạy học phát triển ngơn ngữ cho trẻ
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy được giáo viên đa số chọn hình thức hoạt động tập thể. Tuy nhiên loại hình này lại khơng được đánh giá hiệu quả so với hình thức hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân.
Những lý do giáo viên thường ưu tiên chọn hình thức này bởi vì hình thức này dễ thực hiện và khơng tốn q nhiều cơng sức so với hình thức làm việc theo nhóm và hoạt động cá nhân. Câu hỏi đặt ra chung chung cả lớp cùng suy nghĩ và sau đó lần lượt trả lời. Loại hình này chưa chú ý đến việc phát triển tố chất và năng lực cho từng trẻ.
Ngày nay rất nhiều phương pháp giáo dục được các trường mầm non áp dụng như Montessori, Glandoman, shishida... có sử dụng rất nhiều hoạt động cá nhân. Trong phương pháp giáo dục Montessori hoạt động trẻ được tự khám phá cá nhân giáo viên chỉ quan sát rất được chú trọng. Hay phương pháp tráo thẻ của Glandoman sử dụng hoạt động cá nhân là chủ yếu. Trẻ học theo phương pháp này có thể đọc thành thạo khi mới 2-3 tuổi.
Qua biểu đồ trên tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp khắc phục ở chương tiếp theo
Biểu đồ 2.3. Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả thực hiện phƣơng pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Để kết quả dạy học phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả nhà giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên dựa vào biểu đồ tác giả nhận thấy hầu hết các phương pháp được vận dụng nhiều lại không mang lại hiệu quả cao bằng phương pháp giáo viên ít vận dụng, đó chính là phương pháp thực hành trải nghiệm. Mặc dù được giáo ít quan tâm hơn so với các phương pháp vì phương pháp thực hành trải nghiệm địi hỏi sự chuẩn bị công phu về học liệu và đồ dùng. Học sinh sẽ được trải nghiệm nhiều chính vì vậy giáo viên sẽ vất vả hơn trong khâu bao quát và xử lý các tình huống phát sinh trong lớp, đây là lý do vì sao giáo viên ít sử dụng phương pháp này.
Qua biểu đồ cũng như thực tế dự giờ tổ chức các hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ giáo viên chưa đặt trẻ là trung tâm. Việc dạy và học chưa
dựa trên hứng thú và nhu cầu của trẻ mà vẫn xuất phát từ nhu cầu của giáo viên. Trẻ sẽ khắc sâu ghi nhớ hơn khi trẻ trực tiếp có cơ hội được trải nghiệm sự vật hiện tượng đó. Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp trong chương 3 của luận văn.
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
Kiểm tra đánh giá là một trong những nội dung nhà quản lý sử dụng để quản lý chất lượng hoạt động giáo dục của giáo viên. Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên đã tìm ra được các điểm mạnh, những mặt còn hạn chế, để từ đó trao đổi, tư vấn giúp đỡ đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thực tế, nhà quản lý thực hiện các hình thức kiểm tra đã được giáo viên đánh giá có ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ, Bảng 2.7 dưới đây sẽ có số liệu chi tiết về điều này:
Bảng 2.7. Mức độ hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
Nội dung khảo sát Mức độ hiệu quả Điểm TB
Thứ bậc
5 4 3 2 1
Kiểm tra đầu năm học 10 8 3 0 0 4,33 2
Kiểm tra hàng tháng 9 9 2 1 0 4,24 4
Kiểm tra học kỳ 15 3 3 0 0 4,57 1
Kiểm tra hàng ngày 8 7 5 1 0 4,05 5
Kiểm tra đột xuất 10 7 4 0 0 4,29 3
Kiểm tra báo trước 7 8 5 1 0 4,00 6
Tuy nhiên trong q trình kiểm tra đánh giá vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế. + Việc kiểm tra đánh giá xếp loại vẫn cịn nặng về hình thức. Công tác kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường còn chưa sâu, chưa sát, còn thụ động trước các cơng việc thậm chí có nội dung kiểm tra chưa thực hiện đầy đủ, còn chiếu lệ.
+ Việc kiểm tra chưa được tiến hành đều đặn theo định kỳ nhiều nội dung chưa thực sự được quan tâm cịn bỏ sót.
+ Sau khi kiểm tra đánh giá chưa có điều chỉnh phù hợp hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng yếu kém của đội ngũ.
+ Ban giám hiệu Nhà trường chưa cách thức mới trong kiểm tra đánh giá. Chính vì vậy cứ nói đến dự giờ kiểm tra đánh giá giáo viên thường sợ, không muốn bị dự giờ.
+ Ban giám hiệu chưa huy động được những giáo giáo viên nịng cốt có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng cùng tham gia kiểm tra nên khối lượng công việc quá tải.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tại Trƣờng mầm non tƣ thục Hoa Kỳ, Quận Thanh Xuân, 24-36 tháng tại Trƣờng mầm non tƣ thục Hoa Kỳ, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng. triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng.
Chất lượng dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giáo dục trẻ. Để quá trình giáo dục trẻ tốt khơng thể khơng nói đến vai trị quản lý của lãnh đạo nhà trường. Hiện nay trên thực tế lãnh đạo nhà trường đã và đang có nhiều hình thức, biện pháp để nhằm thực hiện tốt việc quản lý chất lượng dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ, một trong những hình thức đó là quản lý các nội dung trong sổ soạn bài của giáo viên.
Trong những năm qua, giáo viên trong trường đã thực hiện soạn bài đầy đủ, tuy nhiên nhà quản lý quan tâm những nội dung nào trong bài soạn của giáo viên để đạt kết quả giáo dục trẻ tốt nhất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đạt được một số vấn đề cụ thể ở Bảng sau:
Bảng 2.8. Mức độ quan tâm của nhà quản lý đến các nội dung trong sổ soạn bài
Nội dung khảo sát Mức độ quan tâm Điểm TB
Thứ bậc
5 4 3 2 1
Mục đích yêu cầu 10 8 3 0 0 4,33 2
Đánh giá kết quả trên trẻ 12 8 1 0 0 4,52 1 Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng
dạy học 9 9 3 0 0 4,29 3
Hình thức, phương pháp tổ chức
dạy học 7 8 4 2 0 3,95 5
Phân bố thời gian dạy học 6 7 5 3 0 3,76 6
Nhìn vào Bảng 2.8 chúng ta thấy những nội dung trong sổ soạn bài của giáo viên, khơng có nội dung nào là nhà quản lý khơng quan tâm. Tuy nhiên mức độ quan tâm tới các nội dung không đồng đều, chẳng hạn như đánh giá kết quả trên trẻ và việc chuẩn bị đồ dùng dạy học được nhà quản lý quan tâm nhiều nhất. Trong khi đó, mục tiêu và nội dung giáo dục; hình thức, phương pháp tổ chức dạy học không được quan tâm nhiều bằng, thậm chí có một số giáo viên đánh giá “hiếm khi’’ quan tâm. Vậy nguyên nhân dẫn đến thực tế trên cụ thể như thế nào, tác giả đã tìm hiểu từng nội dung sau:
Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Mục tiêu chương trình là văn kiện có tính pháp lệnh do Nhà nước ban hành, trong đó có qui định mục đích u cầu của từng hoạt động học của trẻ ở trường mầm non.Về nguyên tắc, người giáo viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch. Mục tiêu dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ là công cụ để cán bộ quản lý giám sát hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên. Tuy nhiên trên thực tế, lãnh đạo nhà trường chưa thật sự quan tâm đến nội dung này trong sổ soạn bài của giáo viên. Tác giả đã phỏng vấn 04 quản lý trường để làm rõ nguyên này thì nhận được chia sẻ của đại diện quản lý Nhà trường như sau:“ Trên thực tế trường có 6 cơ sở, quản lý Nhà trường không chỉ quản lý một cơ sở mà có sự dàn trải ở những cơ sở khác. Đồng thời bên cạnh việc quản lý chun mơn quản lý cơ sở cịn phụ trách các hoạt động chung của cả hệ thống. Chính vì vậy cán bộ quản lý nhiều khi chỉ quan tâm đến số lượng bài soạn đã đủ các tiêu mục chưa? Bài soạn có
chú ý đến chất lượng bài soạn đặc biệt là mục tiêu phát triển ngôn ngữ của bài soạn. Nhà quản lý chỉ thực sự nắm được mục tiêu của bài soạn thông qua việc dự giờ cho giáo viên.
Điều đó cho thấy rằng Nhà quản lý chưa đi sâu đi sát việc quản lý mục tiêu dạy học trong sổ soạn bài của giáo viên. Khi tìm hiểu sâu hơn tác giả nhận thấy rằng Nhà quản lý chưa quan tâm đồng bộ đến việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non.
Thực trạng quản lý nội dung dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Nội dung dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là tiền đề tốt cho trẻ phát triển ở lứa tuổi tiếp theo nhưng Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm đúng cách. Mục tiêu và nội dung dạy học phát triển ngôn ngữ là những nội dung quan trọng quyết định đến chất lượng của sổ soạn bài nhưng lãnh đạo nhà trường chưa coi trọng. Sự thiếu quan tâm này của nhà quản lý đã dẫn đến tình trạng giáo viên soạn bài nhiều khi chỉ để đủ số lượng để báo cáo, không chú trọng đến việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mục tiêu, nội dung dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Khi tác giả phỏng vấn đại diện quản lý Nhà trường thì nhận được sự chia sẻ của đồng chí như sau:
Khi duyệt bài soạn của giáo viên nhà quản lý mới chỉ chủ trọng đến nội dung dạy học phát triển ngơn ngữ có theo đúng phiên chế tuần, phiên chế năm của Nhà trường hay không chứ chưa chú ý đến nội dung đó đã thực sự phù hợp với tất cả học sinh ở lứa tuổi 24-36 tháng chưa.
Nọi dung và mục tiêu dạy học phát triển ngơn ngữ có vai trị quan trọng quyết định đến chất lượng dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên do Nhà quản lý chưa sâu sát trong khâu quản lý dẫn đến tình trạng giáo viên cịn tình trạng lơ là trong công tác xây dựng mục tiêu cũng như nội dung giảng dạy đây cũng chính cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp khắc phục ở chương 3.
Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Nếu như nội dung và mục tiêu dạy học phát triển ngơn ngữ được ví như tấm vải của cái áo thì hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngơn ngữ được ví như kiểu dáng, chất liệu của chiếc áo đó.
Và chiếc áo đó sẽ đẹp hơn, thời trang hơn nếu Nhà quản lý quan tâm đúng mức và đúng cách.
Hơn nữa nhằm phát triển năng lực từng cá nhân trẻ, tránh kiểu giáo dục đồng loạt, dập khuôn, áp đặt từ người lớn. Tăng cường hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhà quản lý càng cần quan tâm sát sao đến việc quản lý hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường, tác giả được biết, trong khi triển khai nội dung các hoạt động dạy trẻ phát triển ngôn ngữ lãnh đạo nhà trường mặc dù đã nhận thức hết tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuy nhiên nhà quản lý chưa đi sâu đi sát và chưa giám sát chặt chẽ được việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng.
Chính từ những thực trạng trên làm cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp