Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 53)

5. Bố cục đề tài:

2.6. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh tốn hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình chung được thực hiện theo trình tự:

(i) Thẩm định trước khi cho vay;

(ii) Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

(iii) Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay. Trình tự trên được thực hiện theo các bước, cụ thể như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng

Cán bộ tín dụng sau khi tiếp cận và tư vấn cho khách hàng về nhu cầu vay vốn, giới thiệu các sản phẩm của Agribank phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc cấp tín dụng. Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng thường bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ vơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ khác (nếu có).

Hồ sơ pháp lý, tùy đối tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: +Quyết định thành lập doanh nghiệp: + Đăng ký kinh doanh;

+ Đăng ký mẫu dấu, đăng ký thuế; + Điều lệ doanh nghiệp;

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng;

44

SVTH: Ma Thị Phương

+ Biên bản họp HĐTV, HĐQT... về việc cử đại diện vay vốn; + Quy chế tài chính (nếu có);

+ Giấy tờ pháp lý đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh + Hộ khẩu, CMTND (Thẻ căn cước);

+ Giấy đăng ký kết hôn;

+ Giấy phép kinh doanh hộ gia đình;

+ Bằng cấp, chứng chỉ của những người có liên quan...

Hồ sơ kinh tế

Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

+ Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất và Báo cáo nhanh tình hình tài chính đến thời điểm hiện tại. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tùy từng loại hình doanh nghiệp cũng như quy mơ của doanh nghiệp mà Agribank có thể yêu cầu cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, tối thiểu phải có Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Bảng chi tiết các hạng mục lớn trong báo cáo tài chính: Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ vay ngân hàng, các khoản phải trả người bán, các khoản nợ huy động khác.

+ Phô tô tờ khai nộp thuế hàng tháng, tối thiểu là trong vòng 1 năm; + Các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn đã và đang thực hiện;

45

SVTH: Ma Thị Phương

+ Hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản tại các tổ chức tín dụng khác.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh + Các Hợp đồng lao động;

+ Quyết định lương;

+ Quyết định bổ nhiệm chức danh;

+ Sao kê hoạt động tài khoản (nếu trả lương qua tài khoản); + Bảng kê thanh toán lương hàng tháng;

+ Sổ báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh (Hộ kinh doanh); + Sổ chi tiết thu chi hàng ngày (Hộ kinh doanh).

Hồ sơ vay vốn

+ Đơn đề nghị vay vốn;

+ Phương án vay vốn, đối với doanh nghiệp là các phương án, dự án kinh doanh, đối với cá nhân là phương án tiêu dùng hay kinh doanh cá thể. Trong đó thể hiện rõ hiệu quả cũng như nguồn trả nợ.

+ Các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, đối với doanh nghiệp là các Hợp đồng đầu ra, đầu vào phục vụ cho việc thực hiện một phương án kinh doanh, một kế hoạch kinh doanh hay một dự án đầu tư. Đối với các nhân thì đó là các hợp đồng thể hiện nhu cầu tiêu dùng như Hợp đồng mua bán nhà đất, xe ô tô hay phương án kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.

46

SVTH: Ma Thị Phương

Hồ sơ tài sản bảo đảm: Tùy theo nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng của khách

hàng mà yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ tài sản bảo đảm. Hồ sơ tài sản bảo đảm thường bao gồm:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản như sổ đỏ, Hợp đồng kinh tế, hóa đơn, tờ khai hải quan, đăng ký xe ô tô, sổ tiết kiệm, chứng chi tiền gửi... dponin thông tin thu hu binh trên internd trên hận di

+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của chủ tài sản: Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký mẫu dấu đối với doanh nghiệp. Chúng minh thư nhân dân (thẻ căn cước), sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn đối với khách hàng là cá nhân.

Đánh giá: Về cơ bản, danh mục hồ sơ mà Agribank yêu cầu khách hàng cung cấp để

tiến hành thẩm định khoản vay là khá đầy đủ về mặt lý thuyết cũng như thực tế trên thị trường hiện nay. Điều này cũng hỗ trợ chi nhánh một cách đáng kể trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Việc có được một danh mục hồ sơ đầy đủ là vô cùng quan trọng để đánh giá được khách hàng vay vốn một cách tồn diện. Vấn đề cịn lại là cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng để có được một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác nhất t trong q trình cấp tín dụng.

- Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình tín dụng

Dựa trên bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp trên cơ sở sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Nội dung thẩm định đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải thực hiện đó là đánh giá xem bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp đã đầy đủ theo yêu cầu, quy định hay chưa? Tiếp đó là phải thẩm định tính chân thực của hồ sơ mà khách hàng cung cấp, phải bảo đảm rằng những hồ sơ mà khách hàng cung cấp là đúng, phản ánh chính xác thực trạng pháp lý cũng như kinh doanh của khách hàng. Trong vấn đề này, cán bộ tín dụng phải thực sự chuyên nghiệp và có kiến thức để đánh giá tránh bị khách hàng làm hồ sơ giả để lừa đảo ngân hàng. Sau khi bảo đảm rằng hổ sơ được cung cấp là

47

SVTH: Ma Thị Phương

đầy đủ và chân thực, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định từng nội dung và phản ánh nội dung thẩm định đó vào Tờ trình tín dụng (hay cịn gọi là báo cáo thẩm định) để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tin dụng. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Đối với doanh nghiệp: Dựa vào hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp, kết hợp với

các nguồn thông tin thu thập được trên Internet, trên báo chí, đối tác, và việc thẩm định trực tiếp tại đơn vị vay vốn để đánh giá xem khách hàng vay vốn là doanh nghiệp hiện có đầy đủ tư cách pháp lý theo quy định của pháp luật hay khơng, có uy tín trong quan hệ với các đối tác khách hàng, có uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng hay không. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có hợp pháp hay khơng, đó là người có uy tín, có trình độ và năng lực chun môn hay không.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể: Dựa trên hồ sơ mả khách hàng

cung cấp cũng như các nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng có được như thẩm định trực tiếp, các phương tiện thơng tin đại chúng thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được khách hàng là người thế nào. Đó là phải thẩm định về tuổi tác, năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật, đánh giá về tư cách đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp, hàng xóm, gia đình, đối tác và đặc biệt là trong quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Đối với doanh nghiệp: Sau khi thu thập được hồ sơ tài chính của doanh nghiệp một

cách đầy đủ, chính xác. Cán bộ tín dụng bắt đầu thẩm định xem tình hình hoạt động của khách hàng có tốt hay khơng? Bằng việc phân tích các báo cáo tài chính, mơi trường kinh tế, tính chất ngành hàng mà khách hàng đang kinh doanh. Cán bộ tín dụng phải đánh giá xem liệu tình hình tài chính của khách hàng có lành mạnh hay

48

SVTH: Ma Thị Phương

khơng? Kinh doanh có hiệu quả khơng và nhận định xu hướng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới như thế nào.

Đối với khách hàng cá nhân: cán bộ tín dụng phải đánh giá được tính bền vững trong

nguồn thu nhập của khách hàng (đây cũng chính là nguồn trả nợ). Đỏ là đánh giá xem khách hàng có độ chun sâu trong lĩnh vực cơng tác hay khơng, trình độ, bằng cấp chuyên mơn, thời gian cơng tác trong vị trí hiện tại, tính chất của hợp đồng lao động. Đối với hộ kinh doanh cá thể, cán bộ tin dụng phải thẩm định được tỉnh hình hoạt động kinh doanh của họ xem có hiệu quả và ổn định hay khơng, thời gian kinh doanh là bao lâu rồi và có thể mạnh gì trong kinh doanh hay khơng?

Thẩm định phương án vay vốn

Đối với doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng phải đánh giá xem phương án dự án kinh

doanh của khách hàng có hiệu quả khơng. Muốn vậy cán bộ tín dụng phải thẩm định về thị trường đầu ra đầu vào, thẩm định xu hướng phát triển của ngành kinh doanh, thẩm định tính hiệu quả về mặt tài chính của phương án kinh doanh, thẩm định năng lực điều hành triển khai phương án/dự án kinh doanh, thẩm định về nguồn vốn. Thẩm định về nguồn trả nợ, thời gian trả nợ.

Đối với cá nhân: Phải thẩm định xem nhu cầu vay vốn của khách hàng có thiết thực

hay khơng, u cầu khách hàng phải chứng minh nhu cầu vay vốn của mình bằng các hợp đồng mua bán nhà đất, xe ô tô... tiếp đó phải thẩm định về nguồn trả nợ, đánh giá năng lực trả nợ để đề xuất thời hạn vay cũng như phương thức trả nợ phù hợp.

Thẩm định tài sản bảo đảm

Về mặt tài sản, cán bộ tín dụng phải thẩm định các nội dung sau: + Tính pháp lý của tài sản;

+ Giá trị tài sản bảo đảm;

49

SVTH: Ma Thị Phương

+ Phương án áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay (thế chấp, cầm cố); + Phương thức đăng ký giao dịch bảo đảm;

+ Phương thức quản lý tài sản bảo đảm;

+Các biện pháp bổ sung để quản lý tài sản bảo đảm.

Lập tờ trình tin dụng (Báo cáo thẩm định)

Sau khi hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ đầy đủ, tiến hành thẩm định theo từng nội dung nêu trên. Cán bộ tín dụng phải thể hiện nội dung thẩm định của mình trên tờ trình tín dụng. Hiện tại, Tờ trình tín dụng được Agribank thiết kế và áp dụng cho từng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hay tư nhân. Tuy nhiên, với mỗi khoản cho vay, tờ trình tín dụng phải thể hiện được các nội dung sau:

+ Đánh giá tính chính xác, đầy đủ của số liệu, tài liệu, thông tin mà khách hàng cung cấp cũng như cán bộ tín dụng thu thập được;

+ Đề xuất cho vay hay không cho vay, nêu lý do cho vay;

+ Đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay cũng như hiệu quả, lợi ích mà khách hàng mang lại đối với Agribank nói chung, Agribank Chi nhánh huyện Lâm Bình nói riêng; + Các biện pháp hạn chế rủi ro khi cho vay;

+ Các điều kiện về khoản vay như: Số tiền vay, phương thức vay, thời gian vay, phí và lãi suất, hình thức giải ngân, biện pháp bảo đảm tiền vay và các điều kiện khác liên quan đến khoản vay.

- Bước 3: Trình duyệt khoản vay

Sau khi hồn thành việc thẩm định khoản vay (bao gồm việc thu thập thẩm định và viết tờ trình tín dụng), cán bộ tín dụng trình hồ sơ khoản hồ sơ khoản vay lên cấp có

50

SVTH: Ma Thị Phương

thẩm quyền phê duyệt để thực hiện việc phê duyệt khoản vay. Như vậy, tùy thuộc vào giá trị và tính chất của khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ trình cấp có thẩm quyền để thực hiện việc duyệt khoản vay. Trong quá trình trình duyệt khoản vay, cá nhân hay cơ quan phê duyệt tín dụng có quyền u cầu cán bộ tín dụng giải trình, cung cấp, bổ sung thông tin về khách hàng nếu thấy cần thiết để làm căn cứ ra quyết định phê duyệt. Sau khi có đủ thơng tin cần thiết, cấp phê duyệt sẽ ra quyết định phê duyệt/không phê duyệt khoản vay và phải nêu rõ lý do của việc phê duyệt/khơng phê duyệt đó.

- Bước 4: Hoàn thiện thủ tục cho vay và thực hiện giải ngân

Sau khi khoản vay được phê duyệt, cán bộ tín dụng tiến hành hoản thiện thủ tục cho vay và giải ngân khoản vay cho khách hàng, cụ thể:

+ Hồn thiện, bổ sung các hồ sơ cịn thiếu theo quy định hoặc theo yêu cầu của cấp phê duyệt tín dụng;

+ Hồn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm: Ký hợp đồng thế chấp, cầm cố công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập tài sản trên phần mềm, nhập kho tài sản để quản lý theo quy định;

+ Soạn thảo và trình ký hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ;

+ Thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng các điều kiện được phê duyệt. - Bước 5: Các công việc sau giải ngân

+ Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra khách hàng thường xuyên, nội dung kiểm tra là kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, công tác của khách hàng, kiểm tra tài sản bảo đảm.... Việc kiểm tra phải lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của khách hàng và cán bộ để lưu vào hồ sơ tín dụng.

+ Điều chỉnh và xử lý khoản vay: Trong q trình quản lý khoản vay,nếu có bất kỳ sự thay đổi nào đó cán bộ tín dụng phải đánh giá, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

51

SVTH: Ma Thị Phương

việc điều chỉnh các điều kiện của khoản vay như: Cơ cấu nợ, gia hạn nợ, thay đổi điều kiện lãi suất, tải sản bảo đảm...

+ Thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm đơn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi vay cho ngân hàng và tiến hành phối hợp xử lý tài sản nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi ngân hàng đã nhiều lần đôn đốc và yêu cầu.

+ Tất tốn khoản vay: Sau khi khách hàng đã hồn tất nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và phí (nếu có) cho ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với cán bộ giao dịch tín dụng tiến hành tất tốn khoản vay, bao gồm: Hợp đồng thanh lý khoản vay, xuất kho trả tài sản bảo đảm, giải tỏa việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm...

Agribank Chi nhánh huyện Lâm Bình thực hiện quy trình tín dụng của Agribank, tuy nhiên trong q trình thực hiện đơi khi cịn chưa tuân thủ quy trình nghiệp vụ: Một là, khơng tn thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng được xây dựng nhằm hỗ trợ các cán bộ tín dụng cũng như cấp phê duyệt tín dụng thực hiện đầy đủ, toàn diện một cách khoa học nhất trong việc đưa ra quyết định cho vay. Do vậy, khi quy trình này đã bị phá vỡ, thực hiện theo kiểu đại khái, chiếu lệ thì sẽ dẫn đến việc thẩm định khách hàng sơ sài hoặc không đầy đủ. Đánh giá khơng chính xác thực lực của khách hàng dẫn đến các sai lầm trong việc ra quyết định tín dụng.

Hai là, xác định thời gian khoản vay khơng chuẩn xác

Nợ q hạn cũng có thể xảy ra do cán bộ tín dụng thiếu khinh nghiệm trong việc xác định thời gian vay cũng như kỳ trả nợ của khách hàng. Khi cán bộ tín dụng cũng như thời gian vay khơng phù hợp. Điều đó vơ tình đã làm cho khách hàng bị nhỡ kỳ tiền nên ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng trong khi về năng lực thực chất thì họ hồn tồn có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân hàng một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)