Học sinh trung học phổ thông ở tuổi vị thành niên (15 – 18 tuổi). Các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ trẻ gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của người công dân và cũng là thời kỳ then chốt của sự phát triển nhân cách, các em phải ứng xử với những thay đổi lớn trong môi trường học tập từ trung học cơ sở lên bậc trung học phổ thông và rất nhiều những yêu cầu mới của xã hội, dẫn đến có những biến động về tâm lý. Có thể thấy được một số đặc điểm chung nổi bật của lứa tuổi này là:
Về mặt thể lực và trí lực
Lứa tuổi này dồi dào về thể lực, trí tuệ, nhạy bén, thích tìm tịi cái mới, ưa sáng tạo. Đây là thời kỳ các em muốn tỏ rõ mình là người thanh niên cường tráng, có lý tưởng, thân hình phát triển, chuyển hố trong cơ thể mạnh mẽ, sinh lực dồi dào, hiếu động chân tay. Trong hoạt động thi đua, ln thể hiện tính ganh đua, thách đố, cùng với sự tự cao, ý thức hơi thái q, nơn nóng, mạo hiểm, ln muốn thử sức để bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân.
Các em có ý thức cao trong việc tự khẳng định mình, muốn sống tự lập, mong làm việc có ý nghĩa, khả năng phân tích, phán đốn, tổng hợp và suy luận đợc nâng cao, đồng thời có tính hồi nghi khoa học, có khát vọng tìm đến cái “chân” “thiện” “mỹ”. Muốn tỏ rõ vai trị của “người lớn”, có khả năng giao lưu phong phú, phóng khống và hào hiệp, nhiệt tình và hăng hái trước
Về mặt tâm lý giới tính:
Giai đoạn này các em rất thích thể hiện mình trước người khác giới, thích làm dáng, làm điệu. Hiện tượng phát dục ở các em đã đưa đến những biến đổi sinh lý dẫn đến những biến đổi về tâm lý. Các em ý thức được sự khác biệt về giới tính và có nhu cầu mạnh mẽ về tình bạn, tình yêu, bên cạnh đó cũng đang xây dựng cho mình những quan điểm riêng và đang quyết định viễn cảnh, kế hoạch cho cuộc sống bản thân. Đồng thời, trong các em cũng bộc lộ những mâu thuẫn găy gắt giữa nhu cầu hứng thú, sở thích cá nhân với khả năng vốn có cộng với những quy tắc, quy phạm chặt chẽ của xã hội.
Về mặt tính cách:
Là thời kỳ bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính cách, các trạng thái tâm lý rất không ổn định, dễ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác từ tích cực sang tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn chán đan xen nhau. Tính khí thất thường do nội tiết phát triển mạnh mà tác dụng ức chế của vỏ não chưa tới mức hoàn hảo.
Về mặt phát triển ý thức đạo đức:
Đây là giai đoạn các em đã có cảm nghĩ mình là người lớn, vì vậy tính tự giác cũng được nâng cao nhanh chóng, các em ln hướng về phía trước, về lẽ phải, có ý thức tìm kiếm cái cốt lõi của cuộc sống. Ý thức xã hội của các em cũng được thể hiện rõ nét, rất nhạy bén với những biến động xã hội, dám nghĩ, dám làm, dám nói lên ý kiến và nhận định của bản thân, khao khát được mọi người đánh giá cao về mình, quan tâm đến sự phát triển tài năng của bản thân và thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, khả năng tự kiềm chế bản thân dần được nâng cao, hành vi thiếu tự chủ được giảm bớt, biết khép mình vào khn phép xã hội. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống chưa nhiều, các em dễ bị cám dỗ và dễ bị ảnh hưởng xấu của ngoại cảnh.
Qua những đặc điểm tâm lý, tính cách đã phân tích ở trên cho ta nhận định rằng nếu chỉ từ một phía nhà trường thì khơng thể qn xuyến hết tồn bộ cuộc sông sinh hoạt và hoạt động của các em đang trưởng thành, mà cần
có sự phối hợp các lực lượng giáo dục, tác động từ nhiều phía trong cơng tác giáo dục các em, nhằm thúc đẩy và phát huy được tính tích cực của giới trẻ. Điều quan trọng là, trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, các các chủ thể giáo dục và quản lý phải có những hiểu biết nhất định về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để có cách giáo dục, cách quản lý phù hợp và hiệu quả nhất, tránh áp đặt, khiên cưỡng để gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tiểu kết chƣơng 1
Hành vi hợp chuẩn chính là nhân tố quan trọng để tạo nên nhân cách của con người. Học sinh có hành vi lệch chuẩn sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục học sinh có học sinh có hành vi lệch chuẩn và quản lý giáo dục có hành vi lệch chuẩn là cơng việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, với mục tiêu của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Muốn làm tốt công tác này, người quản lý phải nắm chắc những khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục đạo đức, chuẩn hành vi, hành vi lệch chuẩn, học sinh có hành vi lệch chuẩn để từ đó hiểu thấu đáo cơng việc mình làm.
Quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, thấy được các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến giáo dục và quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Các yếu tố đó là đặc điểm xã hội, đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT, yếu tố gia đình và năng lực, tâm huyết của cán bộ quán lý, của đội ngũ giáo viên.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG YÊN 2.1. Đặc điểm chung về tự nhiên - kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên
Huyện Phù Cừ là huyện cực đông của tỉnh Hưng Yên, nằm trong đồng bằng Bắc Bộ. Phía tây giáp huyện Tiên Lữ, phía tây bắc giáp huyện Ân Thi, đều thuộc tỉnh Hưng n. Phía đơng bắc và phía đơng giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, ranh giới chủ yếu là sông Cửu An, chi lưu của sơng Luộc. Góc phía đơng nam giáp huyện N, cịn phía nam giáp huyện Hưng Hà, đều của tỉnh Thái Bình, ranh giới là B. Ngồi ra, trên địa bàn huyện cịn có N, một chi lưu khác của sơng Luộc, chảy qua. Diện tích tự nhiên của huyện Phù Cừ là 93,8 km².Dân số theo thống kê năm 1999, huyện có 84.500 người. Huyện có đường quốc lộ 38B chạy từ Ninh Bình, qua Hà Nam, thành phố Hưng Yên, đến thị trấn Trần Cao, sang Thanh Miện tỉnh Hải Dương, có đường 202 chạy dọc huyện qua tỉnh Thái Bình là huyết mạch giao thông nối Thái Bình và Ân Thi đi Hà Nội. Đường Huyện chạy qua các xã Nhật Quang, Đình Cao qua Hải Dương và Thái Bình.Hệ thống huyện lộ và đường liên xã kết nối hoàn chỉnh và đang được đầu tư nâng cấp. Huyện có bến xe La Tiến phục vụ việc đi lại giữa huyện và nhiều tỉnh thành. Huyện có 13 xã và 01
thị trấn; là địa phương giàu truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, truyền thống hiếu học, là quê hương của lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.
Trong những năm chống Pháp, Phù Cừ là nơi bị giặc chiếm đóng, lập nhiều đồn, bốt. Phong trào du kích của nhân dân địa phương phát triển mạnh với nhiều trận đánh khiến giặc gặp nhiều tổn thất. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều con em địa phương lên đường đánh giặc, nhiều người đã anh dũng hi sinh. Huyện có hơn 2000 liệt sĩ , 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng, đến nay chỉ còn 2 mẹ Việt Nam anh hùng cịn sống. Với những thành tích ấy, huyện Phù Cừ vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1999.
Kinh tế của huyện Phù Cừ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, theo phương thức thuần nông, độc canh cây lúa, chăn ni lợn, bị, gia cầm và trồng các loại cây ăn quả truyền thống của quê hương là nhãn lồng và vải thiều. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp rất nhỏ bé, chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế (nơng nghiệp 75%, cơng nghiệp dịch vụ 25%), có ít nhà máy, xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người thấp thuộc vào diện thấp nhất tỉnh Hưng Yên.
Phù Cừ là quê hương của lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, một danh sĩ nổi tiếng thời Trần (theo văn miếu Xích Đằng - Thành phố Hưng Yên). Vì vậy, tuy là một vùng quê nghèo nằm cuối tỉnh Hưng Yên nhưng nhân dân Phù Cừ có truyền thống hiếu học.
Hiện nay tồn huyện có 15 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 15 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX với tổng số học sinh gần 14 ngàn em. Huyện đã xây dựng được một mạng lưới trường lớp khá hợp lí, đa dạng, đồng bộ và hoàn chỉnh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
Đến nay, Phù Cừ đã hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xây dựng được 1 trường mần non, 8 trường tiểu học, 05 trường THCS và 01 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Ngành đã và đang thực hiện đổi mới trong giáo dục; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học.
Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả nước, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục của Phù Cừ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và còn nhiều khó khăn, bất cập thể hiện ở: chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, phương pháp giáo dục còn chậm đổi mới. Lối học khoa cử còn nặng nề, chưa chú trọng việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. Chưa chú trọng đúng mức về việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Chất lượng đội ngũ quản lí giáo dục và giáo viên cịn hạn chế. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất các trường học còn thiếu thốn. Quy hoạch trường lớp cịn chắp vá, quy mơ nhỏ bé, hầu hết các trường học chưa đủ phòng học 1ca/ lớp, phịng thí nghiệm, phịng thực hành. Đời sống của ĐNGV cịn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Vài nét về trƣờng THPT Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên
2.2.1. Lịch sử phát triển
Trường THPT Phù Cừ được thành lập vào tháng 9 năm 1963 tại nhà xứ Cao Xá, xã Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để đáp ứng nguyện vọng học tập của con em địa phương. Năm học đầu tiên, trường chỉ có 3 lớp gồm 01 lớp 9 từ trường cấp 3 Ân Thi chuyển về và 02 lớp 8 mới tuyển với hơn 120 học sinh và 10 thầy cô giáo do thầy Phan Chưởng làm hiệu trưởng. Những năm Đế quốc Mỹ leo thang bắn phá Miền Bắc, trường phải sơ tán nhiều lần. Năm 1972, tòa nhà cao tầng đầu tiên của trường THPT Phù Cừ được khởi cơng và được hồn thành năm 1976 trên địa phận xã Tống Phan như hiện nay. Trường nằm cạnh trục đường 22,
phía Tây Bắc giáp thơn Hạ Cát, xã Tống Phan, phía Đơng Nam giáp xã Đình Cao, phía Tây giáp xã Nhật Quang và phía Đơng Bắc giáp xã Tiên Tiến. Diện tích nhà trường sử dụng từ năm 1972 do nhà nước cấp là 28.553 m2.
Những năm đầu thành lập, thầy và trò nhà trường gặp mn vàn khó khăn. Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Phù Cừ đã từng bước đi lên và khẳng định vị trí của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Trong những năm chống Mỹ, từ mái trường này đã có gần một nghìn học sinh lên đường nhập ngũ, hàng trăm học sinh của trường đã anh dũng hi sinh. Nhiều học sinh của trường đã đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi toàn Miền Bắc, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và trong các Đại hội thể dục thể thao các cấp là niềm tự hào của nhà trường và là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo. Trường, đã có hơn 20.000 học sinh đã tốt nghiệp THPT, hàng nghìn học sinh tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có rất nhiều người thành dạt, giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, nhiều người có học hàm Giáo sư, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ. Nhà trường đã nhiều lần được UBND tỉnh, Sở GD và ĐT tặng bằng khen và giấy khen. Từ năm 1980 đến 1985, nhà trường liên tục được công nhận là trường tiến tiến xuất sắc, là lá cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh Hải Hưng cũ. Các tổ chuyên mơn Văn và Tốn nhiều năm liền được công nhận là tổ lao động XHCN, nhiều thầy cô giáo được công nhận là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua và được tặng huân chương vì sự nghiệp giáo dục. Năm 1998, trường được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba. Năm 2010, trường lại vinh dự được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao.
2.2.2. Cơ sở vật chất
Cơ sở đầu tiên của nhà trường là nhà thờ Cao Xá, khi đi sơ tán ở các
xã Tống Phan, Đình Cao, nhà trường là những dãy nhà tranh tre, mái lá thì đến nay trường THPT Phù Cừ là một ngôi trường khang trang, bề thế với diện
tích 28.553 m2. Trường có hai tịa nhà kiên cố và hai dãy nhà bán kiên cố đủ để 33 lớp học một ca. Trường có đủ các phịng học bộ môn với các trang thiết bị dạy học hiện đại, có sân vận động được xây dựng quy mơ, có thư viện với nhiều đầu sách, liên tục được bổ sung, đảm bảo cho việc giảng day, nghiên cứu và học tập của thầy và trị. Quang cảnh nhà trường thống đãng, rộng rãi, có nhiều cây xanh đảm bảo về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của trường học thân thiện, học sinh tích cực. Với việc làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, gần đây nhà trường đã huy động được sức mạnh của các ban ngành đoàn thể, các cá nhân, các cựu học sinh thành đạt của trường và toàn thể nhân dân huyện Phù Cừ trong việc đầu tư xây dựng và tu bổ để ngôi trường ngày càng khang trang, đầy đủ, dần đáp ứng được yêu cầu giáo dục của thời đại
2.2.3. Về học sinh
Học sinh trường THPT Phù Cừ được tuyển sinh từ các trường THCS Trần Cao, Phan Sào Nam, Đoàn Đào, Nhật Quang, Quang Hưng, Tống Phan. Đa phần các em là con em các gia đình thuần nơng. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh của nhà trường có xu hướng giảm dần do thực tế dân số trong độ tuổi đến trường của huyện giảm. Hai năm học trở lại đây, trường giữ ổn định với 33 lớp học, được học một ca vào buổi sáng, buổi chiều các em học NGLL, hướng nghiệp và thực hiện các hoạt động ngoại khoá.
Bảng 2.1. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh trung học phổ thông Phù Cừ
Năm học Số lớp Số học sinh
2009 - 2010 34 1554
2010 - 2011 33 1496
2011 - 2012 33 1472
2.2.4. Về đội ngũ giáo viên
Hiện nay, trường có 72 giáo viên. Số lượng giáo viên đủ để giảng dạy tất cả các bộ môn cho 33 lớp học. Đội ngũ giáo viên của trường đa phần là giáo viên trẻ. 100% giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn. Hầu hết