Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục học sinh có hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường trung học phổ thông phù cừ, tỉnh hưng yên luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 71 - 75)

lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ trong những năm gần đây

Để tìm hiểu, đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong ba năm học gần đây, tôi dùng phiếu điều tra đối với 50 cán bộ, giáo viên và phụ huynh nhà trường với câu hỏi:

“Đồng chí đánh giá như thế nào về hiệu quả của quản lí giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong ba năm học gần đây?”

Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.20: Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục HSCHVLC TT Công tác quản lý GDHSCHVLC Đã thực hiện tốt

số lƣợng Tỷ lệ%

1 Quản lý của nhà trường với công tác

GDHSCHVLC của GVCN 27 54

2 Quản lý của nhà trường đối với công tác

GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn 24 48 3 Quản lý GDHSCHVLC của Đoàn thanh

niên 26 52

4 Quản lý sự phối kết hợp nhà trường, gia

đình và xã hội để GDHSCHVLC 23 46

2.6.1. Những mặt tích cực

Trong quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, trương THPT Phù Cừ đã xây dựng được kế hoạch, đã triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoach và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với tất cả các lực lượng tham gia GDHSCHVLC.

Nhà trường đã tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng cho các cán bộ giáo viên trong trường nhất là các đồng chí làm cơng tác giáo viên chủ nhiệm về việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn thơng qua việc tổ chức chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho các em.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi chào cờ đầu tuần. Thông qua đó để hình thành các chuẩn hành vi và uốn nắn những hành vi sai lệch của học sinh

Nhà trường đã triển khai việc phối hợp giữa nhà trường với HCMHS của lớp, của trường và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội nhằm uốn nắn những hành vi lệch chuẩn và hình thành những chuẩn hành vi cho các em. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả các cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ...Trong những năm học qua, các thầy cô giáo trường THPT Phù Cừ với sự nỗ lực của mình đã trau dồi phẩm chất và năng lực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường như với chính quyền địa phương, cơng an địa phương nên đã có tác dụng tích cực trong cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, giữ được môi trường lành mạnh, đồng thời cung cấp, trao đổi những thông tin cần thiết trong công tác GDHSCHVLC, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Hiện nay nhà trường chưa có học sinh nghiện ma túy và nhiễm HIV.

Nhà trường đã xây dựng được những quy tắc ửng xử, những nội quy học đường phù hợp để duy trì nề nếp, hình thành ý thức kỷ luật và thói quen hành vi hợp chuẩn cho học sinh.

Nhà trường đã triển khai phong trào nhận đỡ đầu các học sinh có hành vi lệch chuẩn để giúp đỡ, uốn nắn, giáo dục cho cán bộ, giáo viên trong trường. Mỗi năm học, mỗi giáo viên nhận giúp đỡ một đến hai em học sinh còn hạn chế về nhận thức và hành vi. Bước đầu, các em đã có những tiến bộ nhất định.

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo bước đầu có hiệu quả hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Thơng qua các buổi học đó, các

giáo viên giảng dạy đã lồng ghép việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và uốn nắn những biểu hiện lệch lạc về hành vi của các em.

2.6.2. Những mặt hạn chế

Về nhận thức,vẫn còn một số bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm đến công tác GDHSCHVLC. Việc hình thành các chuẩn mực cho học sinh chủ yếu là bằng con đường nhận thức(lý luận) mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý chí, thái độ và hành vi cho học sinh. Các hình thức tổ chức GD tuy có đa dạng, nhưng nội dung cịn q nghèo nàn, dập khn, khơng đổi mới, phương pháp chưa phù hợp nên chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của học sinh. Việc giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi cho học sinh thông qua các bài học trên lớp tuy đã được thực hiện nhưng chưa đồng bộ, chưa đưa vào tiêu chí đánh giá giờ dạy. Mơn GDCD chưa được chú trọng thích đáng.

Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia GDHSCHVLC chưa thực sự hiệu quả. Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường nhằm giáo dục học sinh chưa được quan tâm thỏa đáng .

BGH còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý GDHSCHVLC. Nội dung, hình thức GDHSCHVLC còn chưa phong phú, hấp dẫn, chưa thiết thực, cịn mang tính bề nổi, thiếu bề sâu nên chưa lôi cuốn được những học sinh có hành vi lệch chuẩn tham gia. Các biện pháp giáo dục HSCHVLC còn đơn điệu, thiếu linh hoạt, mềm dẻo, chưa mang tính thuyết phục cao.

Quy trình quản lý cơng tác GDHSCHVLC chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GVBM và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện công tác GDHSCHVLC. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngồi nhà trường cịn thiếu chủ động, chưa kịp thời.

Chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm những học sinh có hành vi lệch chuẩn để phân cơng quản lý, giáo dục. Chỉ đến khi học sinh có hành vi

lệch chuẩn trở thành hệ thống và thường xuyên mới được quan tâm. Đến khi đó, cách giáo dục lại cứng nhắc, chưa thực sự thuyết phục.

Việc kiểm tra đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDHSCHVLC của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường, chưa thường xuyên coi trọng đúng mức kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động GDHSCHVLC và chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Chủ yếu sơ kết, tổng kết chỉ thông qua sinh hoạt động dưới cờ, sinh hoạt động bằng những khen, chê theo vụ việc.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục còn chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục, đặc biệt là phối hợp với gia đình học sinh. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc GDHS khơng cịn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và PHHS. phần lớn PHHSchỉ gặp gỡ GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh .Khơng ít PHHS khơng trị chuyện với cơ giáo của con, thậm chí khơng biết thầy cơ giáo chủ nhiệm của con tên gì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lí hoạt động GDHSCHVLC. Cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội , giữa BGH và Ban đại diện PHHS của trường, GVCN với Ban đại diện PHHS của lớp cịn chưa được quản lí một cách bài bản.

Kinh phí cho những hoạt động GDNGLL, GDHSCHVLC và những người tham gia còn hạn chế. Cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ cho các hoạt động của Đồn thanh niên cịn eo hẹp. Vì vậy những hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên, chất lượng hoạt động chưa cao.

2.7. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ - Hƣng Yên trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường trung học phổ thông phù cừ, tỉnh hưng yên luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)