3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch
3.2.4. Tìm hiểu thực trạng lệch chuẩn và định hướng chuẩn hành vi cho
học sinh qua mạng xã hội
Hiện nay, hầu hết học sinh các trường THPT đều có lập từ một đến nhiều trang mạng xã hội theo nhóm lớp hoặc nhóm trường. Học sinh lên các trang đó để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm về trường lớp, thầy cô, bạn bè, về cuộc sống, con người...Các em đưa lên nhiều hình ảnh, nhiều clip để bạn bè cùng bình luận, chia sẻ. Ở một góc độ nào đó, các trang mạng xã hội đó cũng là một sân chơi có tác động tích cực, giúp học sinh được nói thẳng, nói thật về những điều mình đang nghĩ. Nếu là nhà giáo dục có tâm, khi đọc những chia sẻ của các em ít nhiều cũng có được cho mình những bài học có ý nghĩa cho cơng tác giáo dục. Tuy nhiên, vì chưa được định hướng nên có khơng ít
những lời lẽ, những nhận xét lệch lạc, thậm chí các em đưa lên những hình ảnh, những clip phản cảm, độc hại đối với tâm hồn của lưa tuổi học trị. Vì là trang mạng xã hội trong thời đại cơng nghệ thông tin nên chúng ta không thể can thiệp thơ bạo nhưng chúng ta có thể góp phần định hướng, điều chỉnh.
3.2.4.1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh nhà trường trên mạng xã hội đồng thời có những định hướng đúng đắn cho các em để các em có cách nghĩ, cách hiểu đúng đắn về cuộc sống, con người điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn và hình thành thói quen hành vi ứng xử đúng đắn, hợp chuẩn.
3.2.4.2. Nội dung
Sử dụng mạng xã hội tìm hiểu về cách nói năng, suy nghĩ của học sinh trong trường, góp ý, chia sẻ, định hướng, thông qua những lới bình luận, những hoạt động có ý nghĩa.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Trước hết, nhà trường cần nắm bắt được thực trạng này và giúp các cán bộ, giáo viên nhà trường nhận thức rõ về thực trạng đó. Nhà trường cử một phó hiệu trưởng kết hợp với Đồn thanh niên và các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm thành lập một trang xã hội của trường, khuyến khích tất cả các thầy cô giáo lập trang cá nhân và dành thời gian lên trang của trường, vào trang của các nhóm học sinh trong trường. Khi vào các trang đó, giáo viên lên chia sẻ những hình ảnh đẹp về nhà trường, những thơng tin về thành tích, truyền thống của trường, của đội ngũ giáo viên, của các thế hệ học sinh nhà trường, những kinh nghiệm, những lý tưởng sống tích cực của tuổi trẻ để các em tự hào, yêu quý, gắn bó với ngơi trường của mình và hình thành những suy nghĩ, tình cảm và những hành vi chuẩn mực. Khi thấy những lời bình luận, nhận xét lệch lạc, thiếu văn hóa, những hình ảnh, clip phản cảm, giáo viên cần có những góp ý nhẹ nhàng hoặc nhắn tin khuyên học trò gỡ bỏ. Khi thấy những nhận xét không tốt về bản thân và đồng nghiệp, giáo viên cần bình
tĩnh, suy xét để thấy bản thân mình hay các em chưa chuẩn để điều chỉnh. Mỗi cán bộ, giáo viên góp một lời hay, một cử chỉ đẹp mỗi ngày thì những trang xã hội ấy thực sự là một diễn đàn đầy ý nghĩa, là cây cầu nối gắn kết giữa thầy và trò.
3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Các thầy, cơ giáo phải có những kỹ năng nhất định về cơng nghệ thơng tin, có máy tính nối mạng, hiểu biết tâm lý học sinh, rộng lượng, cởi mở, tâm huyêt, giàu tri thức và kinh nghiệm sống.
Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên về phương tiện, thời gian. Nhà trường dành máy tính có nối mạng ở các phịng chun mơn, văn phịng Đồn, phịng thư viện cho giáo viên truy cập vào những giờ ra chơi, giờ trống, đề nghị các giáo viên Tin học hỗ trợ về công nghệ thông tin để sử dụng thành thạo khi vào các trang xã hội.