3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch
3.2.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, học tập phong phú
hình thức câu lạc bộ
3.2.5.1. Mục tiêu
Tạo ra được những sân chơi lành mạnh, bổ ích để thu hút học sinh vào những hoạt động học tập, vui chơi có tác dụng giáo dục. Từ những hoạt động ấy, các em có những niềm hứng khởi trong sáng, có thói quen hành vi hợp chuẩn, tránh xa những thói hư tật xấu đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung
Tổ chức các hoạt động học tập, ngoại khóa, vui chơi, giải trí, thành lập các câu lạc bộ môn học, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghệ thuật và quản lý, duy trì các hoạt động, các câu lạc bộ ấy để tạo sân chơi bổ ích cho các em
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
Tổ chức các hoạt động phong phú
Đầu năm học, nhà trường lên kế hoạch tổ chức các hoạt động phong phú cho từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Trong kế hoạch phân công rõ
nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức phụ trách từng hoạt động cụ thể. Các cá nhân, tổ chức nhận nhiệm vụ và lên kế hoạch riêng cho hoạt động của mình và thực hiện hoạt động theo đúng kế hoạch. Ban giám hiệu cử một đồng chí phụ trách các mảng hoạt động này và thường xuyên giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Có nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng nhà trường sẽ chú trọng vào các hoạt động sau:
Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phụ trách hoạt động này được dự các lớp tập huấn của sở, của bộ về công tác này, trang bị cho họ các tài liệu, sách báo, phương tiện cần thiết, lên lịch cụ thể để họ tiến hành hoạt động một cách có hiệu quả. Nhà trường tiến hành tổ chức lớp học để những giáo viên đã được dự các lớp bồi dưỡng tập huấn cho các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn, các giáo viên làm cơng tác Đồn thanh niên để hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh được đồng bộ.
Nội dung của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
Qua các buổi học, giúp học sinh nhận thức và rèn luyện để hình thành các giá trị, các kỹ năng sống cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Các giá trị sống cần hình thành như: giá trị hồ bình, tơn trọng, giá trị
hợp tác, giá trị đoàn kết, giá trị trách nhiệm, giá trị khoan dung, giá trị khiêm tốn, giá trị giản dị, giá trị trung thực, giá trị yêu thương, giá trị tự do, giá trị hạnh phúc. Các kỹ năng sống cần trang bị cho các em như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú như kết hợp trong quá trình giảng dạy của giáo viên bộ mơn, trong giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, trong các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi học ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể. Điều quan trọng là việc tiến hành phải linh hoạt, khéo léo, hấp dẫn thông qua những câu chuyện tâm tình, những trị chơi, những tiểu phẩm... để thu hút sự quan tâm, hứng thú của học sinh.
Hoạt động tham quan, dã ngoại
Nhà trường cùng với các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức trong và ngoài nhà lên kế hoạch tổ chức cho học sinh một năm học được đi thăm quan, dã ngoại từ 1 đến 2 lần. Nơi đến là các danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn hóa, lịch sử của địa phương và của đất nước, các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp, các mơ hình làm kinh tế giỏi, các cơ sở giáo dục có chất lượng. Thông qua các buổi thăm quan, dã ngoại, các em được mở rộng tầm nhìn, có thêm hiểu biết thực tế, thêm tự hào về truyền thống của quê hương, có nhiều cơ hội để giao lưu, học tập và hình thành những dự định cho tương lai của mình.
Hoạt động văn nghệ, thể thao
Nhà trường, kết hợp với Đoàn trường lên kế hoạch và tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các buổi giao lưu văn nghệ thể thao giữa nhà trường với các đơn vị khác trong khu vực gắn với các cuộc vận động, các phong trào của Bộ giáo dục như tổ chức thi hát dân ca, thi các trò chơi dân gian, các hội khỏe Phù Đổng. Để duy trì hoạt động này một cách thường xuyên và có hiệu quả, nhà trường phải huy động được sự hưởng ứng, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, sáng tạo, linh hoạt trong hình thức tổ chức. Thơng qua các hoạt động văn nghệ, thể thao, học sinh được rèn luyện về thể chất, hưng phấn về tinh thần để học tập hiệu quả hơn.
Tổ chức các câu lạc bộ
Câu lạc bộ là phương thức tổ chức, đoàn kết, tập hợp học sinh vào các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và vui chơi giải trí có hiệu quả cao . Trong tình hình hiện nay, việc phát triển và tổ chức tốt các CLB sẽ có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Có 2 loại CLB chủ yếu là: CLB học tập, nghiên cứu khoa học và CLB vui chơi giải trí.
Vào đầu năm học, nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn lên kế hoạch thành lập các CLB. Nếu là CLB nghiên cứu khoa học và CLB mơn học thì chọn các thầy cơ giáo tổ trưởng chun mơn có năng lực chun mơn giỏi, nhiệt tình, tâm huyết làm chủ nhiệm CLB. Trước mắt, nhà trước tiến hành thành lập các CLB như: CLB nghiên cứu khoa học, CLB Toán học, CLB Văn học. Khi các CLB đã đi vào hoạt động có chất lượng thì có thể thành lập thêm các CLB mơn học khác.
Nếu là các CLB vui chơi, giải trí thì nhà trường chọn các thầy cơ giáo trẻ có năng khiếu, thế mạnh về văn nghệ, thể thao nhiệt tình, sơi nổi, có khả năng về cơng tác phong trào làm chủ nhiệm CLB. Trước mắt, nhà trường có thể thành lập
các CLB như: CLB Nghệ thuật, CLB Thể thao.
Các CLB cần thành lập được chủ nhiệm gồm những người năng động, nhiệt tình và phân cơng nhiệm vụ cụ thể như chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thư kí CLB. Ban chủ nhiệm cần lên được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thường xuyên, liên tục. Các CLB phải tuyên truyền, vận động, tập hợp được đơng đảo các em học sinh tham gia, có nội dung sinh hoạt phong phú hấp dẫn, có hoạt động thường kì và tổ chức những cuộc thi, những cuộc hội thảo. Nếu là các CLB nghiên cứu khoa học và mơn học thì phải tạo được khơng khí học tập sơi nổi với các buổi sinh hoạt chuyên đề mà các em học sinh được công bố những ý tưởng, những cơng trình khoa học, được trao đổi, chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả. Nếu là các CLB giải trí thì phải tạo được
khơng khí hứng khởi lành mạnh với những buổi sinh hoạt, những hoạt động vui chơi bổ ích mà các em được thỏa sức sáng tạo, thư giãn.
Nhà trường phải cử được đại diện giám sát theo dõi và thường xuyên tạo điều kiện, vận động được các tổ chức trong và ngoài nhà trường quan tâm ủng hộ đẻ các CLB duy trì được hoạt động một cách có hiệu quả. Với các thầy cô giáo tham gia vào Ban chủ nhiệm các CLB, nhà trường cần có những chế độ phù hợp để họ nhiệt tình tham gia.
Khi tổ chức các hoạt động, thành lập các câu lạc bộ, các cán bộ, giáo viên thực hiện cần kết hợp với Đoàn thanh niên và các thầy cô chủ nhiệm, thầy cơ bộ mơn tìm hiểu, động viên và cuốn hút sự tham gia của đông đảo học sinh đặc biệt là những học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.2.6. Tăng cường kiểm tra đánh giá cơng tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
3.2.6. 1.Mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nhằm nắm bắt được thực trạng việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn đang diễn ra như thế nào, các biện pháp giáo dục đang thực hiện đạt hiệu quả ra sao để từ đó có những điều chỉnh kịp thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.6. 2.Nội dung
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện hoạt động GDHSCHVLC của các lực lượng tham gia và kịp thời đánh giá, điều chỉnh.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng được kế hoạch, nội dung kiểm tra đánh giá đối với các lực lượng tham gia GDHSCHVLC
Khi bước vào năm học, nhà trường cần có phiếu điều tra lớp học để giáo viên chủ nhiệm phản ánh thực trạng học sinh của lớp mình. Trong phiếu điều tra, cần quan tâm đến những học sinh có hồn cảnh đặc biệt cần được chú ý, những học sinh có những biểu hiện chưa ngoan.
Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch chủ nhiệm, có sổ chủ nhiệm. Trong kế hoạch và sổ chủ nhiệm của giáo viên cần phải có phần theo dõi những học sinh cá biệt, có ghi chép cụ thể những lỗi vi phạm và những tiến bộ của học sinh theo từng tuần, từng tháng, có những dự kiến về phương pháp, cách thức giáo dục với từng học sinh, có những thơng tin liên lạc với gia đình học sinh và thơng tin về những lần gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, có phần xếp loại hạnh kiểm học sinh và xếp loại thi đua của lớp theo từng tháng. Nhà trường thường xuyên kiểm tra sổ chủ nhiệm của giáo viên để nắm bắt được mức độ quan tâm của giáo viên với việc uốn nắn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn và mức độ xếp loại hạnh kiểm, mức độ tiến bộ của tập thể lớp. Khi kiểm tra, cần nhận xét đánh giá và có ý kiến chỉ đạo, thúc đẩy, tư vấn.
Trong các buổi họp giao ban, nhà trường yêu cầu các giáo viên phản ánh tình hình của lớp và những hiện tượng vi phạm nội quy, nề nếp của học sinh lớp mình. Nếu cần thiết, nhà trường sẽ định hướng và giúp giáo viên có những biện pháp kịp thời, thậm chí lập hội đồng kỷ luật học sinh nếu thấy mức độ vi phạm nghiêm trọng.
Cuối kì, cuối năm, nhà trường cần kiểm tra việc xếp loại hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên dự kiến xếp loại trên cơ sở theo dõi của bản thân và phản hồi từ phía các giáo viên bộ môn, các học sinh trong lớp. Sự đánh giá phải khách quan, mang tính giáo dục. Trên cơ ở dự kiến của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường xem xét, góp ý, trao đổi, xét duyệtviệc xếp loại của giáo viên đối với học sinh có hành vi lệch chuẩn để tránh bao che hoặc trù dập. Nếu thấy kết quả đạo đức của một tập thể lớp có những vấn đề
tiêu cực, nhà trường cần phải có biện pháp tác động kịp thời đối với công tác giáo viên chủ nhiệm. Nếu tập thể lớp có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh cố gắng rèn luyện khắc phục được những hành vi lệch chuẩn nhà trường cần kịp thời biểu dương, khen thưởng
Với các giáo viên dạy bộ môn
Nhà trường thường xuyên trực ban theo dõi bao quát các lớp học và kiểm tra đột xuất để phát hiện những giờ học có nhiều học sinh làm việc riêng, mất trật tự, bỏ giờ...kịp thời góp ý, trao đổi giúp giáo viên nâng cao ý thức quản lý, giáo dục học sinh. Nhà trường cũng thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án của giáo viên trong đó chú ý đến việc tích hợp, liên hệ thực tế để giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh.
Với Đoàn thanh niên
Đầu năm học, Đồn trường phải kiện tồn bộ máy, phân cơng nhiệm vụ và đi vào hoạt động. Đoàng trường phải xây dựng được kế hoạch hoạt động, thành lập đội thanh niên cờ đỏ, xây dựng được những nội quy, quy định, tiêu chí đánh giá, theo dõi việc thực hiện nội quy của học sinh, xếp loại thi đua các lớp theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học. Với những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, có nhiều hành vi lệch chuẩn và có xu hướng tiêu cực Đoàn trường phải kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, giáo dục, lập danh sách, thông báo với nhà trường, liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để thông báo với phụ huynh học sinh. Trong các buổi họp giao ban với nhà trường, với các giáo viên chủ nhiệm và các giờ chào cờ đầu tuần, Đồn trường phải thơng báo kết quả xếp loại hàng tuần của các lớp, phê bình, nhắc nhở các học sinh và các tập thể lớp chưa thực hiện tốt nề nếp của trường, biểu dương các cá nhân và tập thể có nhiều tiến bộ. Nhà trường phải thường xuyên theo dõi việc chấm trực, đánh giá, xếp loại của Đoàn trường để kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ.
Việc kiểm tra đánh giá của nhà trường phải linh hoạt đa dạng, có kiểm tra định kì, có kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra phải được duy trì liên tục và có tính giáo dục, thúc đẩy. Việc khen thưởng, trách phạt phải công tâm, khách quan và kịp thời. Nhà trường phải cử một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nhằm xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDHSCHVLC đề ra và để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết, tơi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 75 cán bộ, giáo viên của trường THPT Phù Cừ. Kết quả thu được như sau
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất TT Các biện pháp Ý Kiến Tính cấp thiết Tính Khả thi SL % SL % 1
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo dục HSCHVLC
74 99 72 96
2
Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
74 99 71 95
3
Tổ chức thành lập, chỉ đạo và
quản lý trung tâm tư vấn 74 99 63 84
4
Tìm hiểu thực trạng lệch chuẩn và định hướng chuẩn hành vi
cho học sinh qua mạng xã hội 74 99 74 99
5
Tổ chức các hoạt động phong
phú, các câu lạc bộ 74 99 72 96
6
Tăng cường kiểm tra đánh giá
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi (%)
Từ kết quả của bản trên cho thấy, đại đa số thành viên đánh giá các biện pháp quản lý GDHSCHVLC trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý trường THPT Phù Cừ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tiểu kết chƣơng 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ, căn cứ vào các nguyên tắc xây dựng các biện pháp, trong chương 3 này, tác giả đã đề xuất