Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về QLHĐDH theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 90 - 91)

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi trong giáo

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về QLHĐDH theo tiếp cận

thay đổi ở trường THPT

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biên pháp QL này nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV – lực lượng nòng cốt – về vị trí, tầm quan trọng của QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi trong các nhà trường.

Biện pháp QL này nhằm làm cho mọi người hiểu đúng mục đích, nội dung sự thay đổi QL HĐDH, tránh nhiễu không cần thiết. Đặc biệt là sự cản trở do tính bảo thủ và sức ỳ quá lớn; sự thiếu hệ thống thông tin và nguồn lực tối thiểu cho sự thay đổi; sự thiếu kinh nghiệm, chun mơn QL "cái mới" hay thiếu tính đồng bộ trong nhận thức dẫn đến việc triển khai sự thay đổi khó khăn.

Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn: nếu con người có nhận thức đúng đắn thì hành động sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao và ngược lại. Do đó để thực hiện được việc QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi thành cơng thì việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Phân tích vị trí, vai trị trung tâm của HĐDH, QL HĐDH và QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi.

- Nhận diện sự thay đổi. Xác định tường minh các đặc điểm của sự thay đổi QL HĐDH từ đó chuẩn bị các điều kiện để tiến hành sự thay đổi.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức việc tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT trong cán bộ, GV; nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về vị trí, vai trị, về thực trạng của QL dạy học trong các nhà trường hiện nay.

dục ở các trường tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ. Đó có thể là giảng viên của các Học viện, các trường Đại học; chuyên viên của Sở giáo dục; các đồng chí CBQL, GV giỏi, GV cốt cán của những đơn vị đã thực hiện tốt việc QL HĐDH và cũng đã đạt được hiệu quả nhất định làm chuyên gia cho trường mình. Với đội ngũ “chuyên gia thực tiễn” này có thể giúp đội ngũ GV ở các trường nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với lý luận giáo dục, QL giáo dục hiện đại cũng như những vấn đề cần bổ sung về lý luận dạy học, về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức các hội thảo đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình trong năm học vừa qua để thấy được những mặt nhà trường đã làm tốt; những mặt chưa làm tốt và những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt đó; thấy được chất lượng giáo dục của trường mình so với các trường khác và so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Qua các buổi hội thảo đó để xác định mong muốn – đích đến – trong tương lai của nhà trường để đề ra những định hướng cần phải thay đổi.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện được điều này các CBQL mà đi đầu là các Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT nói riêng và các tư tưởng giáo dục mới hiện đại cũng như các thông tin đổi mới đối với giáo dục phổ thơng nói chung.

- Tổ chức việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là: “chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”, Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Các bộ phận, đoàn thể, các tổ chuyên môn trong nhà trường phải xây dựng được kế hoạch để thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng về tổ chức các hoạt động, thảo luận nhằm cập nhật những thông tin mới, những nội dung mới về HĐDH, QL HĐDH, QL sự thay đổi và QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)