Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL và GV về QLHĐDH theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 91)

3.2. Biện pháp quản lý HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi trong giáo

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL và GV về QLHĐDH theo

QL sự thay đổi ở trường THPT

- Xây dựng đội ngũ đội ngũ CBQL có năng lực QL cao, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ QL, có trình độ chun mơn vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gương cho tập thể cán bộ GV trong nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ CBQL và GV có đủ năng lực để thực hiện đổi mới QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi. Nhà trường là cơ sở tạo điều kiện để mỗi GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

1.3.2.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch sử dụng nhân sự và quy hoạch vị trí việc làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Cần đảm bảo tính ổn định về đội ngũ CBQL và GV, tránh gây xáo trộn về đội ngũ nếu không thật sự cần thiết.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và giáo viên. Chọn cử CBQL và giáo viên có đủ tiêu chuẩn đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Nội dung bồi dưỡng phải được lựa chọn đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả đặc biệt là những nội dung nhằm nâng cao năng lực thực hiện QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi nhằm xây dựng đội ngũ cốt cán thực hiện sự thay đổi.

1.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Căn cứ tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng nhu cầu cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng quy định của Bộ, của Sở GD&ĐT; báo cáo Sở để được Sở tuyển dụng mới hoặc điều động từ trường khác về.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí để lựa chọn CBQL, GV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ. Thông báo công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí trong nhà trường để mọi CBQL, GV nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch và công bằng trong cơ hội đối với mọi CBQL, GV

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng dựa theo hướng dẫn và nội dung bồi dưỡng đã lựa chọn. Kế hoạch phải cụ thể từng nội dung bồi dưỡng, thời gian hoàn thành. Giao cho một đồng chí Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đơn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng của các CBQL, GV. Hàng tháng báo cáo Hiệu trưởng để có biện pháp chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời tạo điều kiện cho CBQL, GV hoàn thành kế hoạch. Hiệu trưởng kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện bồi dưỡng để kịp thời xử lý, chấn chỉnh những CBQL, GV không thực hiện hoặc thực hiện

mang tính chiếu lệ, khơng đúng kế hoạch đã được duyệt.

- Tổ chức Hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề về các nội dung bồi dưỡng nhằm đúc kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cũng như những nội dung thu nhận được có thể vận dụng trong quá trình tại nhà trường.

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải quan tâm, giúp đỡ, tư vấn cho đội ngũ CBQL, GV. Mạnh dạn giao nhiệm vụ và hướng dẫn họ thực hiện để tạo cơ hội cho đội ngũ được làm việc, được nghiên cứu, có cơ hội khẳng định bản thân đồng thời cũng để Hiệu trưởng nắm rõ hơn năng lực của đội ngũ trong nhà trường.

- Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, thu hút; chế độ thi đua khen thưởng một cách kịp thời, khách quan, cơng bằng để tạo động lực khích lệ đội ngũ để yên tâm công tác, tâm huyết với nhiệm vụ và hết lòng phất đấu xây dựng nhà trường.

1.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để bồi dưỡng (tự bồi dưỡng) nâng cao trình độ cho CBQL và GV thực sự thiết thực, tránh hình thức cần có sự kiểm tra, giám sát sát sao của Hiệu trưởng. Khi tiến hành kiểm tra cần quan tâm và chú trọng đến việc tư vấn, thúc đẩy đối với mỗi cá nhân CBQL, GV trong việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng.

- Nội dung kiểm tra cần bám sát các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như những nội dung bồi dưỡng đã xây dựng và lựa chọn.

- Hình thức kiểm tra phải đa dạng, đa chiều nhằm thu thập được đầy đủ dữ liệu và thông tin đến nội dung kiểm tra: từ việc kiểm tra thông qua hồ sơ chuyên môn, qua báo cáo chuyên đề đến kiểm tra bằng bài thu hoạch, bằng bài kiểm tra (bài test), bằng quan sát, phỏng vấn…

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận QL sự thay đổi

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nhằm định hướng cho các Hiệu trưởng có cơ sở để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, một trong những nội dung cơ bản của QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi. Đây chính là cơ sở để thay đổi cách dạy và cách học trong HĐDH.

Làm cho tất cả các CBQL và GV nắm vững các nội dung cần phải thay đổi từ việc xác định mục tiêu đến nội dung, việc biết lựa chọn và triển khai các phương pháp dạy học đúng kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp; biết các xác định

mục đích kiểm tra và kỹ thuật triển khai thực hiện; việc nắm bắt và tác động đến tâm lý người học.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Huấn luyện cho cán bộ, GV biết: cách xác định mục tiêu dạy học; biết cách xác định nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học đã xác định; biết lựa chọn và triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; biết xác định mục đích kiểm tra – đánh giá và kỹ thuật triển khai chúng; biết nắm bắt và tác động đến tâm lý người học.

- Đổi mới QL các hình thức tổ chức dạy học: phối hợp hợp lý dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ hay dạy học cả lớp; giữa dạy học trong lớp với dạy học ngoài lớp học…

- Đổi mới việc QL môi trường dạy học, trước hết là môi trường lớp học, xây dựng mỗi lớp học là một môi trường dạy học (sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các HĐDH gắn với tư liệu, phương tiện dạy học cụ thể…)

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hướng dẫn cán bộ và GV cách xây dựng mục tiêu xác đáng theo yêu cầu SMART (Specific-Mearuable-Achievable-Reality-Timeable) cần có trong một mục tiêu dạy học và mục tiêu dạy học phải hướng vào người học, là cái đích người học phải đạt được khi hoạt động dạy học kết thúc.

+ Mục tiêu xác định phải cụ thể (Specific): Người học có thể liệt kê được “x” bước của quy trình…; viết ra được “y” khía cạnh của nội dung....

+ Mục tiêu xác định phải tường minh và có khả năng đo, đếm được, kiểm chứng được (Mearuable): Người học có thể so sánh được giống nhau, khác nhau giữa A&B…

+ Mục tiêu xác định phải khả thi với trình độ và điều kiện thực hiên (Achievable): Cùng một nội dung, việc lựa chọn trọng số tùy vào đối tượng người học hay dạy kỹ năng phải có phương tiện thực hành…

+ Mục tiêu xác định phải thực tế, có lưu ý vận dụng thực tế (Reality): biết liên hệ nội dung học với khả năng vận dụng nó trong đời sống và trong cơng việc cụ thể. + Mục tiêu xác định phải gắn với nội dung dạy học và trình tự thời gian thực hiện (Timeable): Nội dung được chọn và thời gian triển khai để thực hiện mục tiêu phải được cân nhắc khi xác định nó và dự kiến thời gian khả thi cho việc thực hiện.

học những gì để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong một điều kiện thời gian, không gian và cho một đối tượng cụ thể?

Để đạt được mục tiêu dạy học trong toàn bộ nội dung cần đặt cho các phần nội dung các trọng số ưu tiên trong quá trình tổ chức lĩnh hội trên lớp. Khi chiếm lĩnh nội dung học, người học chiếm lĩnh cả phương pháp nhận thức khoa học vì vậy nội dung không chỉ là kiến thức mà cịn có cả cách học, phương pháp tư duy và vận dụng kiến thức trong cuộc sống. Thông qua học nội dung người học học được cách xác định và xử lý; vận dụng nội dung được học vào cuộc sống và thực tiễn của bản thân. Cần hướng dẫn HS phương pháp tự học, cách học, đọc và làm thêm bài tập nâng cao; đặc biệt là hướng dẫn HS cách học và phương pháp tự học.

- Lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học và các yếu tố khác như đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người học và khả năng sư phạm của người dạy. Cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp (phù hợp với đặc điểm của nội dung dạy học và mục tiêu cần đạt đối với đối tượng người học cụ thể) trong một giờ học. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học trên nền tảng một phương pháp dạy học chủ đạo và biết triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; tạo môi trường tương tác. Chú trọng sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học theo nhóm; phương pháp “tổ chức hoạt động nhận thức” và “thực hành, trải nghiệm”. Tạo điều kiện cho người học “phản biện”, tranh luận, tham gia đánh giá kiến thức, kỹ năng học được; chỉ cho người học cách liên kết nội dung (thực tế-sách vở) và vận dụng chúng

- Lựa chọn phương thức kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục đích đã xác định vì trong dạy học kiểm tra – đánh giá khơng chỉ hướng vào mục đích xác nhận kết quả học tập mà cịn nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ việc học, thúc đẩy sự tiến bộ của người học.

- Tìm hiểu tâm lý đối tượng dạy học để có thể tạo động lực cho người học trong quá trình dạy học. Việc tạo được động lực học tập cho người học thông qua việc truyền cảm hứng cho người học khi chuyển tải và lĩnh hội nội dung học tập là rất quan trọng. Biết sử dụng các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp sư phạm hiệu quả để tạo môi trường học tập thoải mái. Khi dạy học phải biết sử dụng các kỹ thuật giao tiếp sư phạm hiệu quả thông qua việc định hướng tốt; định vị tốt; sử dụng phương tiên giao tiếp tốt.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ và GV phải biết: cách xác định mục tiêu dạy học; biết cách xác định nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học đã xác định; biết lựa chọn và triển khai phương pháp dạy học đúng kỹ thuật; biết xác định mục đích kiểm tra – đánh giá và kỹ thuật triển khai chúng; biết nắm bắt và tác động đến tâm lý người học.

- HS – nhân vật trung tâm trong giờ học – phải tích cực tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV. Phải phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động của mình trong quá trình tham gia học tập.

- Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tài năng của cả người dạy và người học

3.2.4. Tăng cường QL, sử dụng và bảo quản CSVC - thiết bị dạy học theo tiếp cận QL sự thay đổi

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

CSVC nhà trường là các trường sở, phòng học, bàn ghế, thiết bị dạy học. Đó là một thành tố quan trọng để các nhà trường thực hiện QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi. Nếu khơng có CSVC hay CSVC thiếu thốn sẽ làm cho việc thay đổi QL HĐDH trở nên thất bại ngay từ khi mới bắt đầu.

Biện pháp này làm cho đội ngũ cán bộ, GV, HS trong nhà trường được cung cấp đầy đủ, kịp thời CSVC, phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc QL HĐDH theo tiếp cận QL sự thay đổi.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- QL việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC – thiết bị dạy học hợp lý, khoa học, hiệu quả. Chống mất mát, hư hỏng, gây lãng phí.

- Phấn đấu đạt các tiêu chí của tiêu chuẩn 4 (CSVC và thiết bị) của Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

- Xây dựng thư viện, phòng đọc đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT, về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Xây dựng và cập nhật thường xuyên tủ sách pháp luật, tủ sách về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Làm tốt tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV, HS, về vai trò tầm quan trọng của CSVC và thiết bị dạy học trong đổi mới giáo dục THPT nói chung và đổi mới QL HĐDH nói riêng. Vì vậy địi hỏi mỗi cán bộ, GV, HS phải có ý thức, trách nhiệm trong việc QL xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC – thiết bị dạy học trong nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC - thiết bị dạy học trong nhà trường. Khuyến khích GV tự làm thêm đồ dùng dạy học.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, cán bộ phịng thí nghiệm về QL CSVC - thiết bị và phục vụ thuận lợi cho các HĐDH một cách tối ưu nhất

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV và HS và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL, điều hành và sử dụng CSVC - thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học.

- Tổ chức và chỉ đạo giới thiệu học liệu và hướng dẫn cho GV về tính năng, tác dụng, nguyên tắc vận hành và cách thức bảo quản học liệu và thiết bị kỹ thuật dạy học mới được trang bị.

- Xây dựng và QL tốt hệ thống hồ sơ QL thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Đánh giá được tiến bộ thực hiện thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài cho dạy học.

- Thực hiện tốt huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong cộng đồng và các thành phần xã hội để sửa chữa, mua sắm CSVC - thiết bị dạy học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thống kê một cách chính xác về tình hình CSVC - thiết bị dạy học trong nhà trường cũng như tình hình sử dụng CSVC - thiết bị đó phục vụ cho các HĐDH và giáo dục trong nhà trường. Tiến hành phân tích, đánh giá về tình trạng CSVC - thiết bị của nhà trường.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa CSVC - thiết bị dạy học cũng như kế hoạch bảo quản, sử dụng, phát huy hiệu quả CSVC - thiết bị hiện có.

3.2.5. Xây dựng mơi trường dạy học và giáo dục thích ứng với QL sự thay đổi 3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mơi trường dạy học và giáo dục có vai trị và ảnh hưởng hết sức to lớn đến quá trình thay đổi của nhà trường nói chung và QL HĐDH nói riêng. Mơi trường dạy học và giáo dục ở đây có thể được hiểu trên hai khía cạnh là: mơi trường bên ngồi nhà trường – mơi trường xã hội và môi trường bên trong nhà trường.

Biện pháp này nhằm xây dựng môi trường dạy học và giáo dục một cách tích cực, lành mạnh thúc đẩy sự đổi mới nhà trường và tạo động lực để tiến trình thay đổi trong nhà trường đi đến thành công như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tuần giáo tỉnh điện biên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)