5 Các hệ thống thoátnước đặc biệt bên trong nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 97 - 101)

V- Các trạm năng lượng tạm thời và khí nén

9.5 Các hệ thống thoátnước đặc biệt bên trong nhà.

9.5.1- Hệ thống thoát nước cho các ngôi nhà đứng riêng lẻ.

Trong trường hợp xây dựng nhà hoặc nhóm nhà đứng độc lập, riêng rẽ, xa thành phố, thị trấn, xí nghiệp (không có liên hệ với hệ thống thoátnước chung) có thể giải quyết việc thoát nước như sau:

Nếu ngôi nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong thì vấn đề còn lại là giải quyết tốt việc làm sạch nước thải trước khi xả ra sông hồ cạnh đó. Thông thường người ta sử dụng các công trình làm sạch nhỏ, cục bộ sau: 1) Bể tự hoại môt, hai, ba ngăn có hoặc không có ngăn lọc (xem 8.2.2. chương 8),2) Bãi lọc ngầm. Bãi lọc ngầm là ccông trình làm sạch tiếp theo sau bể tự hoại không có ngăn lcọ mụi đích đạt yêu cầu vệ sinh cao hơn.

Nguyên tắc làm việc của bãi lọc ngầm cũng tương tự như cánh đồng tới, cánh đồng lọc (xem 8.2.1 chương 8), nhưng nó diễn ra ở độ sâu từ 0,3 ÷ 1m cách mặt đất nhờ một hệ thống ống phân phối nước đặt ngầm (còn gọi là hệ thống ống rút nước) làm bằng sành hoặc phi brô xi măng đường kính 100mm, có châm lỗ đặt với độ đốc i =0,003 ÷ 0,005. Khoảng cách giữa các ống có thể lấy từ 1 ÷ 4m tuỳ thuộc vào loại đất, chiều dài của mỗi đoạn ống không lớn hơn 25m. Cũng có thể làm mương nút nước bằng cấp phối đá cát.

Bãi lọc ngầm thường bố trí ở những nơi đất thấm nước và cách xa nguồn cũng cấp nước khoảng cách tối thiểu là 50m (xem hình 9-13).

Nếu ngôi nhà không có hệ thống cấp thoát nước bên trong thì có thể làm như sau:

Page | 98

- Nước tắm rửa, giặt giũ có thể cho chảy theo các mương rãnh ra sông hồ,; ao ruộng cạnh đó hoăc cho vào giếng lọc thấm.

- Phân rác có thể cho vào hố xí khô hoặc hố xí 2 ngăn.

Tuy nhiên biện pháp này là bất đắc dĩ bởi vì bố xí khô và hố xí 2 ngăn rất mất vệ sinh.

9.5.2 - Hệ thống thoát nước mưa bên trong nhà

1 - Sơ đồ và cấu tạo.

Hệ thống thoát nước mưa bên trong nhà dùng để dẫn nước mưa từ các mái nhà theo các đường ống bố trí trong nhà ra hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà (hình 9-14).

Phễu thu nước mua (hình 9-15) bao gồm: vỏ phiếu (3) bố trí trong bê tông mái, khung (2), lưới thu (1) hay lưới vòm (5) để chắn giữ rác, phễu thu được gắn chắn vào mái bằng các bu lông ê cu. Đường kính của phiễu thu thường là 80, 100, 150 và 200mm.

Các phễu thu thường bố trí cách nhau không lớn hơn 48m phụ thuộc vào hình dạng mái nhà, kết cấu nhà và diện tích thu nước mưa trên mái.

Để nước mưa đổ về phễu thu được dễ dàng, trên mái nhà ngừơi ta thường bố trí các máng dẫn nước (sê nô), có thể bố trí một bên (khi chiều rộng mái nhà < 20m) hoặc hai bên (khi mnág ra ngoài tường bao cho mỹ quan và an toàn), có thể xây bằng gạch đổ bê tông hoặc dùng máng bê tông lắp ghép, chiều rộng máng 50 ÷ 60cm, chiều sâu máng đầu tiên từ 5 ÷ 10cm, ở phễu thu 20 ÷ 30cm, độ dốc máng 0,01 ÷ 0,015 hướng về phía phễu thu.

Các ông đứng có đường kính từ 100 ÷ 150, 150 ÷ 200mm, có thể làm bằng sành (nhà dân dụng) bằng tôn (nhà công cộng), ống gang ống phi brô xi măng hoặc ống nhựa. Trên các ông đứng dẫn vào lưới ngầm thì cách mặt sàn không 1m thường đặt ống kiểm tra, tẩy rửa. Khi máng dẫn nước nằm trong tường bao,ống đứng vẫn nên bố trí ra ngoài tường bao, khi đó cút nối giữa phễu vào ống đứng phải làm bằng gang hoặc tôn cuốn hàn điện.

Page | 99

Các ống nhánh dùng để nối hoặc một vài phễu thu với ống đứng. Trường hợp dưới nhà vướng các công trình ngầm không thể xây dựng mạng lưới thoát nước mưa ngầm dưới nhà được thì dùng các ống nhánh dẫn nước ra các ống đứng ở bên ngoài tường bao dưới dạng kết cấu treo. Khi đó ống nhánh có thể gắn chặt với các kết cấu của nhà (khung dầm tượng cột), bằng các móc, neo, đai treo... Trên các ống nhánh dài cứ cách 15 ÷ 20m phải bố trí ống kiểm tra để tẩy rửa; ống nhánh làm cùng vật liệu với ống đứng. Đường kính ống nhánh lấy không nhỏ hơn đường kính phễu thu và phải kiểm tra bằng tính toán, độ dốc tối thiểu 0,005.

Các ống tháo dùng để dẫn nước từ ống đứng ra mạng lưới ngoài sân nhà có thể đặt nổi trên hè hoặc đặt ngầm vuông góc với tường bao, khoảng cách từ ống đứng đến giếng thăm mạng lưới sân nhà không xa hơn 15m đối với ống tháo Φ 75 ÷ 150mm và 20m đối với ống Φ ≥ 200mm. Đường kính ống tháo lấy không nhỏ hơn đường kính ống đứng lến nhất liên kết vào ống tháo và cũng phải kiểm tra bằng tính toán (phần 2).

Độ dốc ống tháo lấy như sau:

Đường kính, mm 50 100 150 200

Độ dốc tối thiểu 0,02 0,008 0,005 0,004

Ống kiểm tra và lấy rửa cũng đặt tại các vị trí như đối với hệ thống thoá nước sinh hoạt trong nhà. Trên những đoạn ống đặt bằng cứ các 10m đối với ống Φ 50, 15m - ống Φ 100 ÷ 150 người ta bố trí ống tẩy rửa hoặc giếng kiểm tra.

2- Tính toán

Tính toán hệ thống thoátnước mưa trong nhà bao gồm: xác định đường kính các ống đứng, ống nhánh kích thước các máng dẫn nước trên mái và tính toán thuỷ lực mạng lưới ống ngầm dưới sàn nhà và ngoài sàn nhà (nếu có).

Cần nắm các quy định sau: đối với mái nhà có độ dốc nhỏ hởn 1,5% (mái bằng), khi tính toán ta sử dụng cường độ mưa với thời gian 20 phút (q20, l/s. ha);

Page | 100

đối với mái nhà có độ dốc lớn hơn 1,5% (mái dốc) sử dụng cường độ mưa với thời 5 phút (q5, l/s. ha). Các giá trị q5 q20 được xác định theo số liệu cho trước của khí tượng thuỷ văn.

Lưu lượng nước mưa, l/s mà một phễu thu phục vụ, xác định theo công thức; - Đối với nhà mái bằng (i ≤ 1,5%).

qtt = F . q20/1000 (84)

- Đối với nhà mái dốc (i > 1,5%)

qtt = F . qs/1000 (85)

Trong đó:

F - điện tíc một phễu thu phục vụ, m2.

Vật liệu và đường kính phễu thu, ống đứng người ta chọn từ tính toán để cho lưu lượng tính toán không vượt lưu lượng cho phép dẫn ra ở bảng (9-7).

ống nhánh và ống tháo đặt bằng người ta tính giống như mạng lưới thoát nước sinh hoạt, trong đó độ đầy lấy không lơn hơn 0,8, độ dốc tối thiểu lấy như đã nói ở trên, tốc độ chuyến động thường lấy bằng 0,7 ÷ 3m/s.

Bảng 9-7. LƯU LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP TRÊN MỘT PHỄU THU VÀ ỐNG

ĐỨNG.

Đường kính phễu thu hoặc ống đứng, mm

Lưu lượng l/s

Cho 1 phễu thu Cho 1 ống đứng 80 100 150 200 5 12 35 - 10 20 50 80 BẢNG 9-8 GIÁ TRỊ TỔN THẤT ĐƠN VỊ Đường kính ống, mm A AM 50 75 100 0,01519 0,001709 0,0003653 0,132 0,0024 0,000826

Page | 101

150 0,0004185 0,000165

Các ống tháo đặt nằm ngang có thể làm việc với chế độ áp lực. Áp lực được tạo thành xác định theo công thức:

H= (Al + AM Σξ). q2 tt (86) Trong đó: A- tổn thất đơn vị (bảng 9-8). 1- Chiều dài ống, m. AM - tổn thất đơn vị cục bộ: Σξ - tổng các hệ số tổn thất cục bộ trong hệ thống q2 - lưu lượng nước chứa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 97 - 101)