7 Các hệ thống cấp nước đặc biệt bên trong nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 75 - 80)

V- Các trạm năng lượng tạm thời và khí nén

5.7 Các hệ thống cấp nước đặc biệt bên trong nhà.

Page | 76

Tuỳ theo chiều cao, chức năng và tính chất nguy hiểm về cháy của ngôi nhà mà người ta quy định phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy. Theo quy phạm nó phải được trang bị cho các ngôi nhà sau đây.

- Các nhà ở gia đình từ 9 tầng trở lên, các nhà ở tập thể khách sạn, cửa hàng ăn cao từ 5 tầng trở lên.

- Các cơ quan hành chính và trường học từ 3 tầng trở lên.

- Các nhà ga, kho hàng hoá, các công trình công cộng, các nhà phục vụ của xí nghiệp, các phòng khám bệnh, nhà gửi trẻ, mẫu giáo khi khối tích mỗi nhà từ 5000m3 trở lên.

- Các rạp hát, chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hoá mà phòng khán giả có từ 300 chỗ ngồi trở lên.

- Các phòng dưới khán đài của sân vận động có từ 5000 chỗ ngồi trở lên.... (xem chương I, mục 6 và 7 TC - 18 - 64).

Tiêu chuẩn lượng nước của mỗi vòi phun chữa cháy và số vòi phun chữa cháy hoạt động đồng thời trong nhà có thể tham khảo bảng phụ lục III.

Hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà có thể kết hợp cùng với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc sản xuất. Khi đó ta chỉ cần xây dựng thêm các ống đứng cấp nước chữa cháy, hoặc có thể sử dụng luôn ống đường cấp nước sinh hoạt, sản xuất mà chỉ cần bắt thêm ống chữ Tê hoặc cút để lấy nước ra họng cứu hoả (xem hình 5 -20).

Bộ phận chính của hệ thống cấp nước chữa cháy đã nói ở trên (hệ thống thông thường) là các hộp chữa cháy. Hộp chữa cháy thường đặt cách sàn (tính đến tâm hộp) là 1,25m và kích thước chừng 620 x 856mm. Trong hộp chữa cháy có bố trí van cưu hoả, lõi cuộn ống vải gai, ống vải gai dẫn nước và các vòi phun chữa cháy (xem hình 5-21). Vòi chữa cháy là một ống hình nón cụt, một đầu có đường kính bằng đường kính ống vải gai, đầu kia chọn có đường kính d = 13, 16,19 và 22mm. ống vải gai có thể tráng hoặc không tráng cao su, dài từ 10 ÷ 20m, đường kính 50 ÷ 60mm tuy theo lưu lượng chữa cháy lớn hay nhỏ.

Page | 77

Hộp chữa cháy đặt ở chỗ dễ nom thấy (lòng cầu thang, hành lang) thường đặt chìm trong tường, một ngoài phủ bằng kính hay lưới mắt cáo.

Khoảng cách theo chiều ngang của hộp chữa cháy phụ thuộc vào chiều dài của các ống vải gai, phải đảm bảo sao cho hai voi phun chữa cháy của hai hộp chữa cháy có thể gặp nhau được.

Trong mỗi hộp chữa cháy có thể bố trí các nút bấm điện để điều khiển máy bơm chữa cháy từ xa.

Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy kết hợp cấp nước sinh hoạt thì lưu lượng tính toán của ngôi nhà là tổng lưu lượng nước sinh hoạt lớn nhất và lưu lượng nước chữa cháy cần thiết qcc của ngôi nhà.

qcc sh

tt =qmax+ qcc (I/s) (39)

Áp lực cần thiết ở van chữa cháy:

0 h h hcc v ct = + (m) (40) Trong đó:

hv -áp lực cần thiết ở miệng vòi phun để tạo ra một cột nước đặc < 6m, áp lực này phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun

h0 - Tổn thất áp lực theo chiều dài qua các ống vải gai.

5.7.2- Các hệ thống cấp nước chữa cháy khác.

Trong các ngồi nhà rất dễ cháy như các kho bông vải sợi, nhựa, các kho chứa các chất dễ nổ, thư viên, kho lưu trữ tài liệu..., cần thiết kế hệ thống chữa cháy tự động.

Hệ thống này tự động phung nước, đặt tắt đám cháy, đồng thời kéo thường báo động khi xẩy ra hoá hoạn. Gồm các bộ phận chính sau đây:

- Mạng lưới đường ống chính và đường ống phân phối nước bằng thép, nối ống bằng ren hình nón và đặt với độ dốc về đường ống đứng 0,005 ÷ 0,01 phụ thuộc vào đường kính ống.

Đường ống chọn phụ thuộc vào số lượng vòi phun tự động, lấy theo bảng ( 5 -6).

Page | 78

Số vòi phun chứa cháy tự động

3 5 9 18 28 46 86 150

Đường kính ống 25 32 33 50 65 75 100

- Thiết bị báo hiệu mở nước (lưỡi gà báo hiệu mở tắt nước). - Vòi phun chữa cháy tự động.

Hệ thống chữa cháy tự động thường có số lượng vòi phun không quá 800 chiếc. Lưu lượng nước như sau: Khi máy bơm chữa cháy mở tay, trong 10' đầu 10 l/s (từ két mái). Sau đó là bơm q ≤ 30 ÷ 50 l/s; khi bơm mở tự động: q ≤ 30 ÷ 50l/s.

Ngoài ra để tạo ra những màng che hoặc màng ngăn nước theo chiều đứng để ngăn ngọn lửa ra các bộ phậm khác của phòng (ví dụ: để ngăn cách giữa sân khấu với phòng khám giả của rạp hát, chiếu bóng, cậu lạc bộ...) người ta dùng hẹ thống chữa cháy bán tự động.

Bộ phận chủ yếu của hệ thống này là vòi phun chữa cháy bán tự động có kết cấu giống như kiểu động, nhưng không có màng ngăn, lưỡi gà thuỷ tỉnh và khoá.

Ngoài những hệ thống cấp nước đã nêu trên, trong các nhà sản xuất người ta còn thiết ké hệ thống cấp nước sản xuất, hệ thống cấp nước nóng đặc biệt. Phía ngoài các ngôi nhà, xây dựng hệ thống cấp nước tưới để tưới đường, cây xanh, hoa cỏ, sân bãi..., và hệ thống cấp nước tạo cảnh quan (đài phun nước, ao phun nước...).

5.7.3 - Hệ thống cấp nước cho nhà cao tầng.

Đối với các nhà cao tầng, nhất là những nhà số tầng nt > 10 thì việc cấp nước cần lưu ý tới đặc điểm áp lực, khả năng chịu áp của các thiết bị, phụ tùng, đường ống và loại máy bơm cần thiết.

Hệ thống cấp nước cho nhà cao tầng là hệ thống cấp nước phân vùng áp lực. Trong mỗi vùng của hệ thống cấp nước sinh hoạt thì áp lực thuỷ tinh không được vượt qúa áp lực cho phép Hgh = 60m (đối với cấp nước cứu hoả Hgh ≤ 90m ). Số vùng nv phụ thuộc số tầng nhà ntn và chiều cao của tầng Htn.

Page | 79

nv = ntn . Htn / Hgh. (41)

Trên mỗi vùng của nhà cầ có tầng kỹ thuật để bố trí đường ống phân phối, các bể chứa, các thiết bị và phụ tùng khác. Số tầng nhà của vùng thứ nhất ntnl lấy phụ thuộc vào áp lực khống chế (nhỏ nhất) ở trong mạng lưới cấp nước ngoài nhà tại vị trí trích nước. ntnl = 1,5 4 min− H (42)

Nước cấp vào mạng lưới của các vùng tiếp theo do máy bơm tăng áp thực hiện. Nếu nước từ bể chứa bố trí ở một tầng kỹ thuật, dùng máy bơm đưa tới bể chứa phục vụ cho vùng khác thì sơ đồ mạng lưới đó là gọi là nối tiếp (hình 5.22a). Nếu bố trí trên mỗi tầng kỹ thuật trạm bơm tăng áp thì sẽ làm phức tạp cho công tác điều hành quản lý, yêu cầu phải có kết cấu chống ồn, chống rung động khi máy bơm hoạt động.

- Nếu cấp nước cho mỗi vùng bằng máy bơm tăng áp bố trí ở tầng một (hoặc tầng hầm), thì mạng lưới đó gọi là song song (hình 5 - 20c).

- Nếu nước cấp cho các vùng được trích từ ống đẩy của một trạm bơm đặt ở tầng một gọi là sơ đồ cân bằng bể chứa (hình 5 -22c).

Các phụ tùng và thiết bị cần thiết trên sơ đồ cấp nước nhà cao tầng thể hiện ở trên hình (5 - 22).

CHƯƠNG IX

THOÁT NƯỚC BÊN TRONG NHÀ9.1 - Hệ thống thoát nước bên trong nhà. 9.1 - Hệ thống thoát nước bên trong nhà.

Hệ thống thoát nước bên trong nhà dùng để thải các chất nhiễm bẩn tạo ra trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh ăn uống và sản xuất của con người, cũng như dùng để thải nước mưa ra khỏi các ngôi nhà.

Page | 80

Tuy theo tính chất và độ bẩn của nước thải người ra thường thiết kế các hệ thống thoát nước bên trong nhà sau đây.

1- Hệ thống thoát nước sinh hoạt để dẫn nước thải ra từ các dụng vụ vệ sinh (hố xí, chậu, rửa, tắm...).

2 - Hệ thống thoát nước sản xuất.

3 - Hệ thống thoát nước mưa để dẫn nước mưa rơi trên mái nhà, trong sân vườn ra mạng lưới thoáng nước mưa bên ngoài phố.

Hệ thống thoát nước bên trong nhà ban gồm các bộ phận sau đây (xem phần 6.1.3 - hình 6.4)

- Các thiết bị thu nước thải: Chậu rửa, chậu giặt, âu tiểu, hố xí, lưới thu nước...

- Thiết bị chắn thuỷ lực, ngăn chặn mùi vị, hơi khí độc vào phòng.

- Mạng lưới thoát nước bên trong dùng để dẫn nước thải từ các dụng vụ thiết bị thu nước ra mạng lưới thoát bên ngoài.

Các hệ thống thoát nước bên trong nhà có thể thiết kế riêng rẽ hay cũng có thể thiết kế chung tương ứng với mạng lưới thoát bên ngoài nhà. Nước thải sản xuất có thể cho chảy chung với nước thải sinh hoạt hoặc nước mưa tuỳ theo độ bẩn của nó nhiều hay ít, nước thải sản xuất có chất độc, nhiều dầu mỡ, axít thì phải khử độc, thu dầu mỡ, trung hoà axít... trước khi xả vào mạng lưới thoát bên ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 75 - 80)