1 Cấu tạo mạng lưới cấp nước trong nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 64 - 67)

V- Các trạm năng lượng tạm thời và khí nén

5.4.1 Cấu tạo mạng lưới cấp nước trong nhà.

1- ống nước và các bộ phận nối ống.

Trong số các loại ống cấp nước bên trong nhà thì ống thép và ống nhựa là thông dụng hơn cả.

ống thép thường là ống thép tráng kẽm dài từ 4÷ 8m, đường kính Φ10÷ 70mm. Lớp kẽm phủ cả mặt trong và mặt ngoài ống, có tác đụng bảo vệ cho ống khỏi bị ăn mòn và han rỉ. Đối với các đường ống chính khi kích thước lớn có thể dùng ống thép đen (không tráng kẽm) có nhiều dài từ 4 ÷ 12m và đường kính từ 70 ÷ 150mm. ống thép có thể chịu được áp lực công tác ≤ 10 at, loại tăng cường áp lực có thể chịu được 10 ÷ 25 at.

ống thép nối với nhau bằng hàn (ống đường kính lớn) và ren (ống đường kính nhỏ). Dùng hàn thì mối nối kín, bền nhưng tốn điện, tốn que hàn, đòi hỏi chất lượng hàn cao. Người ta chế tạo sẵn các bộ phận nối ống có ren phía trong để vặn vào các ống nước ta ren ở mặt ngoài (dùng dụng cụ bàn ren nước). Ren ống có kiểu "ren chéo" và "ren thẳng" - xem hình (5-12).

Page | 65

Các bộ phận nối ống thường dùng là: ống lồng để nối 2 đoạn thẳng với nhau: tê thập để bắt với ống nhánh, cút để nối các chỗ ngoặt, cong, côn để chuyển ống kích thước đường kính khác nhau; nút bịt ống, bộ ba (răc co) để nối các đoạn ống thẳng trong trường hợp thi công khó khăn và để tạo điều kiện thay thế sửa chữa ống, van khoá.... (xem hình 5-13).

ống nhựa có rất nhiều ưu điểm, độo bền cao, rẻ nhẹ, trơn do đó khả năng vận chuyển cao (tăng từ 8 ÷10 % so với loại ống khác) chống xâm thực và tác dụng cơ học tốt, nối ống dễ dàng nhanh chóng, không dùng tốt khi nhiệt độ nước t ≥ 300C.

Việc nối ống nhựa có thể thực hiện bằng phương pháp en, hàn, dán nhựa, mặt bích.... Người ta cũng chế tạo sẵn các bộ phận nối ống rất phong phú (ren và măng sông).

2- Các thiết bị cấp nước bên trong nhà.

Theo chức năng các thiết bị cấp nước bên trong nhà có thể chia ra, thiết bị lấy nước, đóng mở nước, điều chỉnh, phòng ngừa và các thiết bị đặc biệt khác.

Thiết bị lấy nước:

Gồm có: Các vòi nước kiểu van mở chậm để tránh hiện tượng sức va thuỷ lực, thường đạt ở các chậu rửa tay rửa mặt, chậy giặt, chậu tắm...., các vòi trộn nước nóng lạnh ở các nhà tắm, các vòi rửa âu tiểu... Ngoài ra ở các chỗ cần lấy nước nhanh như nhà tắm công cộng, nhà giặt là thùng nước,...người ta đặt các vòi kiểu nút mở nhanh (chỉ dùng khi áp lực ≤ 1at). Đường kính vòi nước thường chế tạo từ 10 ÷ 15 ÷20 mm.

Bộ phận chính của vòi nước là lưỡi gà. Vòi nước kiểu van mở chậm (hình 5- 14a) có lưỡi gà tận cùng bằng một tấm đệm cao su, khi quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ lưỡi gà nâng lên cho nước chảy qua, khi quay cùng chìeu kim đồng hổ lưỡi gà đóng khe hở lại và cắt nước. Lưỡi gà của vòi nước kiểu nút (hình 5-14) là một tấm phẳng có chiều dày nhỏ, khi quay tay quay đi một góc 900 thì lưỡi gà sẽ nằm dọc hoặc ngang để cho nước chảy qua hoặc đóng nước

Page | 66

nước lại. Vòi nước rửa âu tiêu (hình 5-14c) chỉ khác với vòi nước tiểu van mở chậm ở chỗ một đầu mở to để lắp vào đầu âu tiểu.

Vòi trộn thường chia ra làm vòi trộn chậu rửa mặt, chậu rửa tay, chậu tắm...

Thiết bị đóng mở nước.

Thiết bị đóng mở nước có thể là van khi d ≤ 50mm, khoá khi d > 50mm. Van thường chế tạo theo kiểu đứng hoặc nghiêng (tổn thất áp lực nhỏ hơn vì nước chảy thẳng) và được nối với ống bằng ren: khoá thường nối với ống bằng mặt bích.

Thiết bị mở nước thoát bố trí ở những vị trí sau: - Đầu các ống đứng cấp nước trên mặt nền tầng một. - Đầu các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị lấy nước.

- ở đường dẫn nước vào; trước sau đồng hồ đo nước, máy bơm, trên đường óng dẫn lên két mái, trên đường ống dẫn nước vào thùng hố xí...

- Trong mạng lưới vòng để đóng kín 1/2 vòng một.

- Trước các vòi tươi, các thiết bị dụng cụ đặc biệt trong trường học, bệnh viên...

Thiết bị điều chỉnh

Gồm các loại sau:

- Van một chiều (hình 5-16a ); chỉ cho nưcớ chảy theo một chiều nhất định. Khi nước chảy đúng chiều, lưỡi gà sẽ mở và cho nước đi qua, khi nước chảy ngược lại lưỡi gà sẽ đóng và cắt nước./ Van một chiều thường đặt sau máy bơm (để tránh nước quay (hình 5-2,3,4), trên đường dẫn nước từ két xuống.

- van giảm áp (giảm áp thường xuyên) dùng để hạ thấp áp lực và giữ cho áp lực không vượt quá giới hạn cho phép, thường sử dụng trong các nhà cao tầng để hạn pá lực trong các vùng hoặc đoạn ống riêng biệt.

- Van phao hình cầu (hình 5-16b) dùng để tự động nước khi đầy bể, thùng chứa, thường đặt trong các bể nước ngần, kết nước (sơ đồ hình 5-1) và thùng xì.

Page | 67

Khi nước đầy phao nổi lên và đóng chặt lưỡi gà, cắt nước. Phao có thể làm bằng đồng, sắt, tôn tráng kẽm hoặc bằng cao su, nhựa.

Các thiết bị đặc biệt khác

Trong các nhà đòi hỏỉ phải có hệ thống cấp nước chữa cháy thì phải bố trí các vòi phun và van chữa chay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòi chữa cháy là một ống đầu nhọn hình nón.

Van chữa cháy cũng giống như van thường có ren cả 2 đầu, một đầu vặn vào tê cụt ống đứng chữa cháy, còn đầu kia vặn vào khớp nối với ốn vải gai chữa máy.

Trong các phòng mổ, chuẩn bị và các phòng khác của bệnh viện để tiện dụng trong thao tác, điều trị cho bệnh nhân, người ta còn dùng các thiết bị đặc biệt khác như vòi nước mở bàng cùi tay, đầu gối, chân đạp; hương sen điều trị đặt trong một tủ đặc biệt có đặt cả nhiệt độ kế, áp lực kế, vòi trộn...

Tron các phòng thí nghiệm người ta còn đặt các vòi miệng nhọn để nối với ống cao su, vòi có chồi dài, vòi trộn có chồi dài....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 64 - 67)