Hệ thống cấp nước trên công trường xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 54 - 56)

V- Các trạm năng lượng tạm thời và khí nén

4.2-Hệ thống cấp nước trên công trường xây dựng.

Hệ thống cấp nước cho công trường xây dựng thường chỉ dùng tạm thời trong thời gian thi công, sau này sẽ đỡ di. Do đó phải thiết kế sao cho cho phí về xây dựng và quản lý là nhỏ nhất.

Nếu trên khu vực công trường tương lai có hệ thống cấp nước thì nên kết hợp nhiệm vụ đó mà phục vụ cho công tác thi công. Có thể xây dựng hoàn chỉnh hoặc một phần của hệ thống cấp nước tương lai để trước mắt dùng cho công tác thi công. Làm như vậy đỡ tốn kém, giải phóng được mặt bằng, không ảnh hưởng đến công tác thi công hệ thống sau này đối với công trình xây dựng. Làm như vậy vốn đầu tư đợt đầu tăng lên và thời gian thi công công trình (thời gian chuẩn bị khởi công) bị kéo dài và phải có bản thiết kế hệ thống cấp nước khu vực.

Nguồn cấp nước cho công trường xây dựng hợp lý nhất là sử dụng hệ thống cấp nước hiện hành của thành phố hoặc xí nghiệp lân cận. Nếu lượng nước sẵn có không đầyđủ thì có thể chỉ dùng cho sinh hoạt, còn nước cho thi công có thể lấy ở một nguồn cục bộ khác.

Nếu công trường nằm riêng biệt độc lập, xa thị trấn, khu công nghiệp thì phải tìm nguồn nước cho công tác thi công và sinh hoạt. Trước hết là để ý đến nguồn nưcớ ngầm, nếu nước ngầm ít và khó lấy ta có thể sử dụng nguồn nước mặt. Nếu gần công trường xây dựng có sông nước tương đối trong thì sử dụng nguồn nước nàt tiện lợi nhất. Có thể lợi dụng các ao hồ trên công trường làm nguồn dự trữ chữa cháy.

Trên công trường thường thường ngừơi ta xây dựng một hệ thống cấp nước chung cho mọi đối tượng, sinh hoạt, thi côn, chữa cháy... Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt có thể xây dựng các hệ thông cấp nước riêng (nhiều nguồn nước...) xem sơ đồ hình (4-1).

Cũng như hệ thống cấp nước cho thành phố, xí nghiệp, hệ thống cấp nước cho cong trình xây dựng cũng có thể đầy đủ các thành phần của nó, công trình

Page | 55

thu nước, trạm làm sạch, trạm bơm, bể chứa, đài nước và hệ thống đường ống dẫn nước tới các nơi và đối tượng tiều dùng.

Do chế độ tiêu thụ nước trên công trường thay đổi nhiều và tính chất phân tán nên người ta thường xây dựng nhiều bể chứa nước nhỏ nằm rải rác trong các lán trại công nhân và các khu vực thi công.

Do đặc điểm của hệ thống cấp nước công trường thường là tạm thời một vài năm, sau dỡ đi, nên người ta chỉ thiết kế các công trình cấp nước tạm cho kinh tế.

Khi thu nước sông, nếu bờ sông dựng dốc, mực nước dao động lớn, người ta thường dùng trạm bơm lưu động di chuyển trên đường ray (hình 4-2a), khi bờ thoải, mực nước dao động ít có thể làm một nhà tạm thời bằng gỗ ra xa bờ và đặt máy bơm ở đó để bơm nước (hình 4-2b), khi cần lấy nước trong một thời gian ngắn thì có thể dùng máy bơm đặt trên thuyền hay sa lan để hútnước (hình 4-2c) hoặc để trên bờ nhưng ống hút gắn với một phao nổi ở giữa sông.

Đường ống nước có thể đặt ngầm hoặc nổi trê mặt đất hay đặt trên các cầu vượt tạm thời. ống nước có thể dùng bằng thép, gang hoặc cao su có khớp nối với nhau hoặc bằng nhựa.

Đài nước tạm thời có thể làm bằng các thùng gỗ hoặc thép đặt trên các cột gỗ có giằng để tăng độ cứng và ổn định. Các bể chứa nước nhỏ rải rác trong khu lán trại công nhân cũng như trên công trường thường xây bằng gạch, láng vữa xi măng. Nước chữa cháy có thể kết hợp để trong các bể chứa nổi hoặc đào hố, đầm trát đáy bằng đất sét, thành bằng đá dăm để giữ trữ nước. Mỗi hố có dung tích bằng lượng nước chứa cháy trong 3 giờ và bán kính phục vụ của hố từ 150 ÷ 250m.

Khi chất lượng nguồn nước xấu thì phải tiến hành làm sạch nước (xử lý nước). Có thể xây các bể lắng lọc sơ bộ hoặc đánh phèn trong các bể chứa nước. Khi cần thiết có thể sử dụng các trạm làm sạch lưu động có công suất từ 5 ÷ 30 m3/giờ gồm cả việc làm trong và khử trùng nước nhu ở nước ngoài có sản xuất. ở ta hệ thống xử lý này nên được nghiên cứu và áp dụng.

Page | 56

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 54 - 56)