2 Nguyên tắc bố trí đường ống cấp nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 47 - 48)

3. 3 Cấu tạo mạng lưới cấp nước.

3.3.2 Nguyên tắc bố trí đường ống cấp nước.

ống nước đặt ngoài đường phố phải đảm bảo các điều kiện sau đây.

- Không nông quá để tránh tác dụng động lực (xe cộ đi lại làm vỡ ống) và tránh ảnh hưởng của thời tiết.

- Không sâu quá để tránh đào đắp đất nhiều. Trong điều kiện của ta có thể lấy độ sâu chôn ống từ mặt đất đến đỉnh ống khoảng 0,8 ÷ 1,m.

ống cấp nước thường đặt song song với cốt mặt đất thiết kế, có thể đặt ở vỉa hè, mép đường, cách móng nhà và cây xanh tối thiểu khoảng 3÷ 5m. ống cấp thường đặt trên ống thoát, khoảng cách giữa nó với các đường ống khác có thể lấy theo chiều đứng tối thiểu là 0,1m, theo chiều ngang tối thiểu là 1,5 ÷ 3m.

Page | 48

Trong các xí nghiệp hoặc thành phố lớn, nếu có nhiều loại ống khác (cấp, thoát, nước nóng hơi đốt, điện, điện thoại...) người ta thường bố trí chúng chung trong một hầm ngầm hay cònn gọi là tuy nên, thường xây bằng bê tông cốt thép. Bố trí như vậy gọi gàng, cho án ít diện tích, dễ dàng thăm nom sửa chữa, ít bị nước ngầm xâm thực, nhưng vốn đầu tư đợt đầu quá lớn, nên khi có đìêu kiện mới áp dụng.

Khi ống đi qua sông hay vùng lầy người ta thường làm một cầu cạn cho ống đi qua hoặc cho ống đi dưới lòng sông, vùng lầy gọi là điu - ke - Điu - ke thường làm tối thiểu hai ống song song để đề phòng sự cố, hai bên bờ sông có bố trí giếng thăm, khoá đóng nước và van xả khi cần thiết.

Khi ống đi qua đường ô tô, đường xe lửa thì phải đặt nó trong tuy - nen hoặc các vỏ bao bằng kim loại (ống lồng) ở ngoài để tránh tác động động lực. Hai bên đường cũng bố trí giếng thăm, khoá và van xả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà (Trang 47 - 48)