- Tốc độ gió (m/s) được chia thành 12 cấp, càng lên cao tốc đọ càng tăng Hướng gió: được chia làm 16 hướng ký hiệu theo tên phương hướng
Tần suất xuất hiện mặt sấp (m/n)
3.2.2. Hàm tích phân phân bố xác suất
Trong thực tế để xác định quan hệ giữa biến số ngẫu nhiên và xác suất xuất hiện của chúng người ta phải tiến hành các phép thử ngẫu nhiên. Các biến cố xảy ra mang các gái trị của biến ngẫu nhiên là X1, X2 …Xi....Xn. Tương ứng ta có các xác suất P(X1), P(X2), …P(Xi)….., P(Xn). Luật phân bố xác suất được biểu thị dưới dạng bảng sau:
Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với biến ngẫu nhiên liên tục do có thể lấy được vơ số trị số khác nhau trong khoảng biến thiên của nó, cho nên khả năng xuất hiện đúng một trị số nào đó trong một lần thực nghiệm là bằng khơng (Ví dụ lăn bánh xe). Bởi vậy việc biểu thị quan hệ rời rạc từng đôi một giữa trị số riêng biệt của biến ngẫu nhiên và xác suất tương ứng của nó là khơng hợp lý.
X X1 X2 ……. Xi ……. Xn
Chương 3. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ THƯỜNG DÙNG
TRONG TÍNH TỐN THUỶ VĂN
3.2. PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA BIẾN SỐ NGẪU NHIÊN
3.2.2. Hàm tích phân phân bố xác suất
Để khắc phục điều đó, trong lý thuyết xác suất nói chung và trong tính tốn thuỷ văn nói riêng, người ta nghiên cứu xác suất của các gía trị biến ngẫu nhiên lớn hơn hoặc nhỏ hơn một trị số cho trước nào đó; tức là:
P (X ≥ Xi) hoặc P (X ≤ Xi)
Trong thuỷ văn, người ta thường dùng loại P(X ≥ Xi). Với khái niệm này, khi giâ trị Xi thay đổi sẽ dẫn tới P (X ≥ Xi) cũng thay đổi theo một quy luật hàm số. Ta nhận thấy giá trị xác suất P(X ≥ Xi) chính là xác suất để cho X nằm trong khoảng [Xi, Xmax ] với Xmax là cận trên của biến ngẫu nhiên.
Chính vì vậy xác suất ở đây mang ý nghĩa tích luỹ, khi tính xác suất này ta có thể áp dụng cơng thức cộng xác suất để tích luỹ (hay cũng là tích phân) xác suất các khoảng nhỏ nằm trong khoảng biến thiên của biến số ngẫu nhiên. Hàm số biểu thị quan hệ giữa xác suất tích luỹ này, và biến ngẫu nhiên nằm trong khoảng [Xi, Xmax] gọi là hàm tích phân phân bố xác suất.
Chương 3. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ THƯỜNG DÙNG
TRONG TÍNH TỐN THUỶ VĂN
3.2. PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA BIẾN SỐ NGẪU NHIÊN
3.2.2. Hàm tích phân phân bố xác suất