Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Cơng ty Cổ phần đầu tƣ PV2

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư pv2 (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Cơng ty Cổ phần đầu tƣ PV2

3.2.2 Giải pháp

3.2.2.1 Nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn

a) Về nâng cao tính thanh khoản của các khoản phải thu:

- Công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi cơng nợ, có sự phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán, thời gian trả nợ khác nhau. Đối với khách hàng làm ăn lâu dài, cơng ty có thể áp dụng chiết khấu thanh tốn và thời gian trả nợ có thể kéo dài hơn; còn đối với khách hàng vãng lai, nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng chiết khấu thanh tốn cịn nếu khách hàng nợ thì phải xem xét năng lực tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho nợ hay không.

- Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô và thời gian nợ.

- Thường xuyên cập nhật tình hình thanh tốn và đối chiếu công nợ với khách hàng.

- Gắn kết trách nhiệm thu hồi nợ đối với nhân viên kinh doanh và kế tốn cơng nợ.

- Chủ động đề ra các phương án xây dựng, kinh doanh có hiệu quả nhằm đảm bảo dự án không bị chậm tiến độ.

- Tăng cường công tác marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

3.2.2.2. Nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Các cơ cấu tài chính thể hiện mức độ phụ thuộc vào chủ nợ hay mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích có thể thấy, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng mức tăng khơng đáng kể và khơng ổn định. Bên cạnh đó, hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp còn thấp và chưa đạt mức an toàn trong khi hệ số nợ của doanh nghiệp lại cao hơn mức tiêu chuẩn.

Để có thể tăng mức độ tự chủ về tài chỉnh của doanh nghiệp, biện pháp quan trọng nhất là làm tăng vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng quá nhiều nợ. Vốn chủ sở hữu có thể tăng bằng cách chủ yếu là huy động vốn cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường huy động vốn góp từ các cổ đơng trong cơng ty. So với việc sử dụng vốn vay thì đây là cách huy động vốn chủ sở hữu an tồn và doanh nghiệp khơng phải chịu bất cứ rủi ro nào.

3.2.2.3 Nâng cao khả năng thanh toán

Chỉ tiêu khả năng thanh toán là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp bởi lẽ đó là thước đo cơ bản để đánh giá mức độ rủi ro cũng như an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. Là năng lực đảm bảo các khoản nợ bằng tài sản của công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của cơng ty. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, các nhà cho vay thơng qua nó đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của cơng ty. Vì vậy, để cải thiện khả năng thanh tốn và giảm thiểu rủi ro tài chính, cơng ty cần chú trọng tới các vấn đề sau:

Công ty cần theo dõi chi tiết theo thời gian và đối tượng của các khoản nợ ngắn hạn để phân loại các khoản nợ đã hết hạn để có kế hoạch trả nợ hợp lý. Đặc biệt là các khoản vay đến hạn nếu vay từ các ngân hàng, nếu khơng trả đúng hạn sẽ gấy mất uy tín.

Tổng chi phí: đánh giá lại thường xuyên hàng tháng, hàng quý, hàng năm những khoản chi phí nào khơng cần thiết, cắt giảm những chi phí đó..

Các khoản thu: Giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang viết hóa đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn.

Các khoản chi: Doanh nghiệp cần đàm phán để có các điều khoản thanh tốn dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu dài hơn

Hạn chế các khoản vay tín đụng từ các ngân hàng thương mại, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá cao, tăng tỷ lệ vốn huy động từ các kênh huy động khác, tăng cường huy động từ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao sự gắn bó, trách nhiệm đối với cơ quan và tạo điều kiện thu nhập cho người lao động.

Tăng cường khai thác nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn phản ánh tiềm lực tài chính thực có của Cơng ty và Cơng ty có quyền sử dụng chủ động trên cơ sở quyền tự chủ tài chính luật pháp cho phép. Đế khai thác tốt nguồn vốn chủ sở hữu Công ty cần xúc tiến một số nội dung sau đây:

Tổ chức kiểm tra xem xét tài sản tồn đọng và tài sản cố định, qua đó phân loại đánh giá mức độ sử dụng để có thế điều chuyển giữa các đội sản xuất cho phù hợp với nhu câù sản xuất. Đồng thời những tài sản cố định quá cũ, lạc hậu với kỹ thật, khấu hao hết, không cần sử dụng và kế cả những tài sản mới nếu xét thấy khơng có hiệu quả Cơng ty có thế mạnh đạn thanh lý, bán, cho thuê nhằm thu hồi vốn ùn tắc đảm bảo những dự án mới có hiệu quả thiết thực hơn.

3.2.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời

Thứ nhất, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu thông qua các biện pháp sau:

- Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Cần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định hiện có.

- Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cố định khơng cần dùng, khơng cịn được sử dụng hay cịn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu quả, giảm chi phí khấu hao.

Thứ hai, cơng ty cần quản lý tốt các chi phí phát sinh để cải thiện hiệu suất sinh lời từ doanh thu bằng các biện pháp sau:

- Lập dự tốn chi phí hằng năm

- Tiến hành loại bỏ các chi phí bất lợi, cắt giảm chi phí tại bộ phận mà không mang lại hiệu quả.

3.2.2.5 Nâng cao hiệu quả kinh doanh

a) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản (Quản lý vận hành ô tô) - Cải thiện hoạt động của tài sản cố định:

+ Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Định kỳ hàng quý, hàng năm, Công ty nên tiến hành kiểm kê tài sản cố định nhằm nắm bắt kịp thời tình trạng của tài sản cố định. Nếu những tài sản khơng cịn sử dụng được hoặc khơng cần dùng thì kịp thời thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn.

+ Tổ chức quản lý q trình sản xuất kinh doanh thơng suốt, nhịp nhàng hạn chế tối đa

b) Nâng cao chất lượng nhân lực : Đối với những người quản lý doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý như tham gia các lớp học quản trị kinh doanh, các lớp tìm hiểu tâm lý người lao động.

3.2.2.6. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

Hồn thiện cơng tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thơng qua tiêu chuẩn hóa trách nhiệm và nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư pv2 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)