Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ở Chương Mỹ

Một phần của tài liệu @Thực trạng và giải pháp phát triển chương mỹ9 (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

1. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ở Chương Mỹ Chương Mỹ

1.1 Điều kiện kinh tế:

Nằm ở phía tây nam thành phố, Chương Mỹ hơn 120 năm tuổi, là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 6A, đường 121A, đường 80, tỉnh lộ 419, đường sơng Bình, sơng Đáy…). Với tiềm năng đất đai, con người và trong điều kiện mới, nơi đây được kỳ vọng là “vành đai xanh” thực phẩm của Thành phố.

Chương Mỹ là bức tranh sơn thủy hữu tình có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, bãi, hồ, hang động. Huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Sơn Tây, nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương. Với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, Chương Mỹ đã được biết đến như một vựa lúa, thực phẩm của tỉnh Hà Tây (cũ). Từ cuối năm 2001, huyện chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa để tiến tới đa canh, để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương tiến tới biến đa dạng đó thành thế mạnh. Diện tích gieo trồng được duy trì hàng năm khoảng trên 16 nghìn ha, năng suất lúa đạt hơn 63 tạ/ha, tổng thu đạt 62.849 tấn lương thực, riêng thóc đạt 57.385 tấn, giá trị ước đạt trên 368 tỷ đồng. Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi là đàn gia súc với gần 110.000 con lợn, 21.200 con trâu, 1.600 con bò, 1,86 triệu gia cầm, thủy cầm. 7 tháng đầu năm 2008, huyện đã cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn tấn thịt lợn, 729 tấn thịt trâu bị, gần 5 nghìn tấn gia cầm. Song song với việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồng bưởi Diễn, nhãn muộn, việc trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả được duy trì ở tất cả các xã. Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều với trục công nghiệp chiếm

40%, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Trên huyện đã hình thành khu cơng nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Đông Phú Yên, Ngọc Hịa, điểm cơng nghiệp Ngọc Sơn… thu hút khoảng 9.000 lao động. Những năm qua, kinh tế của huyện luôn luôn phát triển mạnh, mức tăng trưởng ở 2 con số, năm 2010, huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15.5% trở lên, tổng giá trị ước đạt 1.300 tỷ đồng. Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương Mỹ rất quan tâm phát triển ngành nghề trên quy mô tồn diện. Sản xuất cơng nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi, huyện có khoảng 174 làng nghề trong đó nghề đan mây, tre, giang xuất khẩu là thế mạnh của huyện.

1.2 Điều kiện xã hội:

Cùng với các thành tựu về kinh tế thì trên lĩnh vực văn hố, xã hội huyện Chương Mỹ cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáo dục, xố đói giảm nghèo hồn thành đạt và vượt kế hoạch, cơng tác chính sách xã hội được đảm bảo tốt. Hoạt động văn hố thơng tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Đời sống văn hoá nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

An ninh chính trị trên địa bàn huyện vững chắc, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nơng thơn có nhiều chuyển biến tích cực. Trật tự an tồn xã hội được đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma tuý, hình sự, tệ mại dâm, cờ bạc, và tai nạn giao thông nghiêm trọng được kiềm chế và đẩy lùi một bước. Đặc biệt, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát triển sâu rộng, đã có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội chung trên địa bàn.

Điều dễ nhận thấy ở vùng đất này chính là việc coi trọng nhân tố con người. Chương Mỹ luôn dành sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu cho đầu tư, xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục – đào tạo. Tồn huyện có 100% trường

THCS và hơn 82% trường tiểu học được xây dựng kiên cố, cao tầng. Nhiều năm liền, nơi đây là lá cờ đầu của ngành giáo dục Hà Tây cũ và khi sát nhập vào Hà Nội việc dầu tư vào giáo dục của huyện càng được coi trọng hơn.

Chương Mỹ cịn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa, bình qn 11 điện thoại/100 dân. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn Chúc Sơn. Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân.

Chương Mỹ hôm nay đã tạo được thế đứng chân kiềng: nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư cho tương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục – đào tạo cho thế hệ trẻ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng một Chương Mỹ giàu đẹp và vững bước trong tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu @Thực trạng và giải pháp phát triển chương mỹ9 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w