Về phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu @Thực trạng và giải pháp phát triển chương mỹ9 (Trang 66 - 69)

- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số

2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.

2.5 Về phát triển nguồn nhân lực:

Từ xa xưa, việc truyền nghề trong từng gia đình, dịng họ, là con đường chủ yếu để học nghề. Theo cách này thì tay nghề bí quyết nghề được hình thành vững chắc và người thợ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giàu tính độc đáo,

đồng thời có thể phát triển tiếp nghề của cha ơng. Tuy nhiên, học theo cách truyền nghề thì thời gian học nghề khá dài, số người được học nghề ít và sự phát triển tồn diện nhân cách lao động kỹ thuật hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện giao lưu mở rộng thị trường lao động trong và ngồi nước thì cách truyền nghề tỏ ra khơng phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần mở rộng các hình thức đào tạo nghề.

Trước hết, cần phát triển nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, phải coi trọng khả năng đào tạo, bồi dưỡng lớp thợ trẻ kế cận trong tương lai. Tăng tỷ lệ lao động có nghề nghiệp được đào tạo theo hệ chính quy có chất lượng làm nịng cốt cho các cơ sở sản xuất và là lực lượng kế cận tiếp thu các bí quyết của nghề truyền thống. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhất là quy hoạch phân bổ, sử dụng và đào tạo nguồn lao động cho các ngành nghề theo trình độ và đặc điểm của từng loại ngành nghề TTCN.

Bên cạnh việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các làng nghề, cần đi đôi với bảo tồn và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, các " bàn tay vàng " để họ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Sự kết hợp giữa các thế hệ trong các làng nghề nhằm mục đích khơi phục và phát triển làng nghề theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền thống, vai trò của các nghệ nhân. Sản phẩm của sự kết hợp đó là những di sản văn hóa, sản phẩm điêu khắc, nghệ thuật, các cơng trình kiến trúc và cả những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của con người ... được sản xuất theo quy trình cơng nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.

Giải pháp cho vấn đề đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như bảo vệ các " bàn tay vàng " chỉ có thể thực hiện bằng sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với sự tham gia của các làng nghề, chính quyền cấp xã và cấp huyện.

+ Hồn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn huyện Chương Mỹ phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của huyện.

+ Đầu tư cơ sở vật chất nhà xưởng trường lớp cho công tác đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nghề cần tập trung vào kiến thức cho phát triển ngành TCTT của huyện Chương Mỹ. Kết hợp lý thuyết với thực hành sẽ nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Chương Mỹ.

+ Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huyện Chương Mỹ cần hỗ trợ các trường dạy nghề trong huyện về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề. Giải pháp về vốn là rất quan trọng, nhằm đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp để phát triển các ngành nghề TTCN ở Chương Mỹ theo hướng CNH-HĐH..

Đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực làng nghề thường bao gồm thợ giỏi, nghệ nhân làm nòng cốt cùng với đội ngũ thợ thủ công đông đảo trực tiếp sản xuất, ngồi ra cịn gồm các nhà quản lý, kinh doanh giỏi trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi đội ngũ nhà kinh doanh, quản lý phải hết sức am hiểu nghề, luật pháp trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần có sự nhanh nhạy, sáng tạo trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. Bởi vậy, họ cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp và các lĩnh vực hoạt động liên quan. Đồng thời cần được tạo điều kiện liên kết, liên doanh ở trong và ngoài nước

để mở rộng tầm hiểu biết cũng như phát huy năng lực sáng tạo của họ trong lĩnh vực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu @Thực trạng và giải pháp phát triển chương mỹ9 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w