Tình trạng nhiễm trùng và kháng sinh sử dụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu mnang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 54 - 56)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.6.2. Tình trạng nhiễm trùng và kháng sinh sử dụng

Nghiên cứu của chúng tôi gặp 21 trường hợp có sốt trước khi dẫn lưu chiếm tỷ lệ 75%. Tuy nhiên trên xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu chỉ có 18 trường hợp có bạch cầu >10G/l và procalcitonin > 2 chiếm tỷ lệ 67,9%. Điều này có thể giải thích tình trạng sốt có thể do tình trạng cơ thể hấp thụ các yếu tố viêm trong cơ thể. Cũng có thể tình trạng viêm tụy cấp kéo dài và tình trạng nhiễm khuẩn chưa ổn định. Trên một bệnh nhân có NGT sau khi VTC ổn định, tình trạng sốt kéo dài gợi ý cho khả năng có một tình trạng nhiễm trùng NGT. Trong đa số các trường hợp nhiễm trùng NGT thường kèm theo dấu hiệu sốt. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhiễm trùng nang nhưng không có biểu hiện sốt trên lâm sàng. Nghiên cứu của Trần Văn Phơi [39] cho thấy có 5 trường hợp có vi trùng trong dịch nang khi lấy dịch thử lúc mổ nhưng không có biểu hiện sốt trước phẫu thuật. Nghiên cứu của tác giả Carlos Ocampo (2003) [33] trên 32 bệnh nhân có NGT sau viêm tụy cấp nặng ghi nhân 18 trường hợp có NGT nhiễm trùng chiếm 56,2%. Điều này cho thấy nhiễm trùng phổ biến ở bệnh nhân NGT sau viêm tụy cấp. Việc xác định tình trạng nhiễm trùng NGT là rất quan trọng, nó liên quan đến thái độ xử trí một NGT. Với một bệnh nhân được chẩn đoán có NGT nhiễm trùng cần phải xử lý can thiệp ngay lập tức để tránh biến chứng và nhiễm trùng huyết. Còn nếu một NGT không có tình trạng nhiễm trùng có thể cân nhắc theo dõi và điều trị bảo tồn. Điểm qua các nghiên cứu trên NGT nói chung do các nguyên nhân khác nhau, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nhiễm trùng trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn các tác giả khác: Tác giả Văn Tần [41] ghi nhận tỷ lệ sốt là 7,82%,

bạch cầu > 10G/l là 42%. Nghiên cứu của Phạm Văn Bình [40] ghi nhận 25% trường hợp có tăng bạch cầu. Có thể giải thích rằng trong viêm tụy cấp do quá trình viêm gây giãn mạch và thoát dịch vào ổ bụng dẫn đến tình trạng thẩm lậu vi khuẩn từ ruột vào ổ bụng. Cũng có thể do quá trình dẫn lưu dịch tụy trong quá trình viêm tụy cấp gây bội nhiễm vi khuẩn. Các nguyên nhân này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở NGT sau viêm tụy cấp hơn NGT do các nguyên nhân khác nói chung.

Chúng tôi thực hiện cấy dịch 24/27 trường hợp NGT sau khi chọc dẫn lưu nang. Kết quả ghi nhận được 11 ca dương tính chiếm tỷ lệ 45,8%. Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng NGT chủ yếu là vi khuẩn Gram (-): Chiếm tỷ lệ cao nhất là E.Coli 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 20,8%, tất cả các trường hợp này có sinh ESBL. 3 trường hợp dương tính với Acinebacter Baumani đa kháng chiếm tỷ lệ 12,5%. 2 trường hợp cấy ra Klebsiella Pneumoniea chiếm tỷ lệ 8,3% và 1 trường hợp cấy ra nấm Candida chiếm tỷ lệ 4,2%. Có 1 trường hợp cấy dịch nang cho kết quả dương tính với cả A. Baumani và Klebsiella. Nghiên cứu của Cantasdemir và cs (2002) [4] trên 30 bệnh nhân có NGT nhiễm trùng, tác giả cũng ghi nhận loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram (-). Nghiên cứu của chúng tôi có 1 tường hợp NGT bị nhiễm nấm. Đây là một bệnh cảnh rất hiếm gặp. Foust R.T [64] và Zulfikaroglu [65], 2 tác giả đã đưa ra 2 trường hợp lâm sàng có nhiễm khuẩn NGT do nấm Candida. Các tác giả trong nước như Trần Văn Phơi [39], Phạm Văn Bình [40], Phạm Hữu Tùng [60], Văn Tần [41] đều không gặp trường hợp nhiễm nấm NGT trong nghiên cứu của mình.

Trong nghiên cứu chúng tôi 100% bệnh nhân chúng tôi sử dụng kháng sinh toàn thân trước hoặc sau khi can thiệp. Trong đó 85,8% kết hợp 2 kháng sinh. Kháng sinh phối hợp chủ yếu là kết hợp nhóm Carbapenem với một nhóm kháng sinh khác như Colimycin, metronidazol, fosmycin…2 bệnh nhân

phối hợp 3 kháng sinh do 1 trường hợp cấy dịch NGT ra nấm candida và 1 trường hợp nghi ngờ nấm. Nghiên cứu của tác giả Cantasdemir [4] cũng sử dụng kháng sinh toàn thân ở 100% bệnh nhân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mnang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w