Thủng tạng hoặc đặt dẫn lưu không đúng mục tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mnang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 25 - 27)

Có nhiều trường hợp đặt dẫn lưu vào dạ day, ruột, gan, lá lách đã được báo cáo. Trên lâm sàng biểu hiện khác nhau tùy cơ quan đặt nhầm ông dẫn lưu vào.

+ Nếu đặt nhầm ống thông nhỏ vào ruột có thể không nguy hiểm trong một số trường hợp. Trên lâm sàng có thể thấy dịch tiêu hóa qua dẫn lưu.

+ Ngoài ra đặt nhầm dẫn lưu vào ruột có thể gây tắc ruột.

+ Nếu chọc nhầm vào đại tràng có thê gây viêm phúc mạc. Trên lâm sàng biểu hiện sốt, đau bụng, có dấu hiệu phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc.

Xử lý:

+ Trước khi thực hiện thủ thuật dẫn lưu cần phải xác định rõ vị trí nang, liên quan của nang với các tạng xung quanh, định rõ vi trí đường vào nang. + Nên hút dịch dạ dày và thụ tháo đại tràng để tránh nhầm với nang + Nếu đặt vào đại tràng gây viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết cần phẫu thuật cấp cứu.

+ Nếu các trường hợp đặt nhầm vào dạ dày tá tràng nhưng không có dấu hiệu viêm phúc mạc có thể nhịn ăn, chăm sóc hỗ trợ và dùng kháng sinh phổ rộng. Rút dẫn lưu sau sau vài ngày hoặc vài tuần để cho đường hầm dẫn lưu đóng lại. Nếu có tiến triển đến viêm phúc mạc cần chuyển mổ.

+ Một số trường hợp đặt nhầm dẫn lưu và các tạng đặc như gan thận cũng được báo cáo. Hầu hết các trường hợp này có thể được phát hiện bởi chụp CLVT và được điều trị bằng cách loại bỏ dẫn lưu sau khi đường hầm được hình thành và làm tắc đường hầm bằng gạc. Nếu có biến chứng xuất huyết cần phẫu thuật.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu mnang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng phương pháp dẫn lưu qua da (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w