Tình hình dân số và lao động của xã năm 2013

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1. Tổng nhân khẩu NK 5391 100

1.1. Nhân khẩu thường trú NK 5251 97,40

2. Tổng lao động Người 2313 100

2.1. Lao động phi nông nghiệp Người 2077 89,80

2.1.1 Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Người 1336 57,76 2.1.2 Lao động khai thác đánh bắt thủy hải sản Người 24 1,04

2.1.3 Lao động dịch vụ thương mại Người 585 25,29

2.1.4 Lao động hành chính sự nghiệp Người 132 5,71

2.2. Lao động nông nghiệp Người 236 10,2

Nguồn: Báo cáo xã Kỳ Phương

Theo kết quả tổng kết của xã Kỳ Phương tính đến ngày 31/12/2013 dân số của toàn xã là 5391 nhân khẩu trong đó có 5251 là nhân khẩu thường trú, chiếm 97,40% và có 140 nhân khẩu tạm trú, chiếm 2,60% trong tổng nhân khẩu toàn xã.

Lao động trong độ tuổi của xã năm 2013 là 2313 người trong đó chỉ 236 người hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, chiếm 10,2% và có đến 2077 người hoạt động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp, chiếm 89,80%. Trong lĩnh vực phi nơng nghiệp có đến 1336 người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ cơng, chiếm 57,76%. Chỉ có 24 người hoạt động trong lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy hải sản, chiếm 1,04%. Lao động trong dịch vụ thương mại là 585 người, chiếm 25,29%. Và lao động hành chính sự nghiệp là 132 người, chiếm 5,71%. Như vậy sau khi thu hồi đất cơ cấu sử dụng lao động ở xã Kỳ Phương đã có nhiều thay đổi lớn. Từ một xã chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp chỉ có 252 người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhưng sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lao động trong nông nghiệp đã giảm chỉ còn 236 người, lao động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp tăng lên tới 2077 người. Điều đó cho thấy sau khi thu hồi đấtngười dân đã chuyển từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động khác. Lý do ở đây là người dân bị mất đất sau khi thu hồi nên họ khơng có đất để canh tác bên cạnh đó do có KCN mới mở nên có nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân lựa chọn.

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kỳ Phương là một xã có thành phần kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và một số hộ buôn bán dịch vụ và làm kinh doanh nhỏ. Trong những năm qua hịa nhập chung với khơng khí phát triển của đất nước, xã kỳ phương cũng đã có các chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của đất nước và cùng với sự phát triển của khu kinh tế vũng áng xã kỳ phương đã lần lượt thay da đổi thịt từng ngày.

Cơ cấu kinh tế nó quyết định tới sự phát triển của tổng thể, nó chi phối tới từng phần, từng bộ phận và từng người dân. Chính vì thế nên Đảng bộ huyện Kỳ Anh nói chung và xã Kỳ Phương nói riêng ln chú trọng phát triển các ngành nghề để tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương.

a. Về sự chuyển biến của nông nghiệp

Đất nước ta từ bao đời nay đã có truyền thống phát triển nơng nghiệp, song do đặc tính nơng nghiệp ở nước ta cịn nhỏ lẻ và phân bố rải rác nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn. Huyện Kỳ Anh cũng như xã kỳ phương cũng có chung đắc tính đó. Mặc dù có tổng diện tích đất nơng nghiệp khá lớn so với các xã khác trong huyện, xã Kỳ Phương có tổng diện tích nơng nghiệp là 2.474,13 ha trong khi đó xã Kỳ lợi có tổng diện tích đất nơng nghiệp là 1.295,79 ha, xã Kỳ Long có 1.353,92 havà xã Kỳ Liên có 936,98 ha nhưng do đất nông nghiệp phân bố nhỏ lẻ và rải rác song song bên cạnh đó đất nơng nghiệp ở xã Kỳ phương lại cằn cỗi, do tiếp giáp với biển nên đất phèn chua làm cho mùa màng không mấy thuận lợi. Nên cần có các chính sách phát triển để chuyển đổi ngành nghề phù hợp để nâng cao đời sống người dân. Đó cũng một trong nhiều lý do để mọc lên khu kinh tế Vũng Áng. Xã Kỳ Phương là một trong các xã thuộc diện ảnh hưởng của việc thu hồi đất nhiều nhất để phục vụ cho việc phát triển khu kinh tế Vũng Áng, từ đó cũng tạo bước đệm để thay đổi cơ cấu kinh tế tại xã.

Dưới đây là biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi diện tích gieo trồng của năm 2009 so với năm 2013. Theo biểu đồ ta thấy được sự chuyển biến theo xu hướng giảm rất rõ rệt của các loại cây nông nghiệp chủ đạo của xã.

Biểu đồ 1.1. Diện tích gieo trồng của xã năm 2009 so với năm 2013

Nguồn: Xã Kỳ Phương b. Về sự chuyển biến của lâm nghiệp

Cũng do ảnh hưởng của việc thu hồi đất để phục vụ cho các cơng trình ở KKT Vũng Áng nên đất lâm nghiệp ở xã có xu hướng giảm mạnh. Trong 5 xã bị ảnh hưởng của dự án formosa chỉ có 2 xã có đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng, nhưng xã kỳ liên cũng chỉ có 25,53 ha, cịn xã Kỳ Phương có tới 179,36 ha trong tổng diện tích đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng là 204,89 ha chiếm tới 87,5%. Nên hiển nhiên đất lâm nghiệp cũng như cây lâm nghiệp sẽ có xu hướng giảm. Nhưng năm 2012 xã có hoạt động phong trào trồng cây xã trồng được 15856 cây nhưng tới năm 2013 chỉ trồng được có 1000 cây. Trong năm 2012 tổng diện tích rừng thu hoạch được 48 ha với năng suất 30 tấn/ha tổng thu hoạch là 1440 tấn bạch đàn, tràm các loại nhưng năm 2013 tổng diện tích rừng thu hoạch được 28 ha với năng suất 18 tấn/ha tổng thu hoạch là 504 tấn bạch đàn, tràm các loại điều đó cho thấy cơng tác quan tâm tới sự phát triển về lâm nghiệp trong năm 2013 còn hạn chế.

c. Về sự chuyển biến của chăn nuôi thú y

Do đất bị thu hồi của xã khá lớn nên chăn ni cũng có chiều hướng giảm. Ngun nhân là do giảm các đồng cỏ chăn nuôi, nhân dân bị thu hồi gần như 100% đất nông nghiệp nên giảm trâu bò cày kéo để chuyển sang một số ngành ngề kinh doanh khác.

26 nhân dân được hỗ trợ lãi suất vốn sản xuất. UBNN xã giao cho hội nông dân phối hợp với ngân hàng cho các hộ có trang trại vay vốn phát triển chăn nuôi.

ĐVT: Con

Biểu đồ 1.2. Sự thay đổi trong chăn nuôi của xã năm 2009 so với năm 2013

Nguồn: Xã Kỳ Phương d. Về sự chuyển biến của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, vận tải

Nhưng bên chiều hướng đó thì lại có sự phát triển của các ngành nghề khác. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dung của người dân, xây dựng cơ bản cho nhân dân và tạo việc làm cho người lao động góp phần làm tăng thu nhập. Tồn xã năm 2009 có 51 xe ơ tơ các loại, 5 máy xúc và có 525 hộ kinh doanh tiểu thủ cơng và vật liệu xây dựng bn bán nhỏ. Trong khi đó năm 2013 tồn xã có 7 doanh nghiệp, 4 HTX, có 152 xe ơ tơ các loại, có 485 hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và vật liệu xây dựng buôn bán nhỏ khác.(nguồn

báo cáo của xã Kỳ Phương) 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Có 1019 hộ đều là nhà cấp 4 trở lên, trong đó nhà 678 tầng chiếm trên 40%, khơng có nhà tranh tre. Trụ sở UBND xã là nhà 3 tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi làm việc.

Hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ thị trên địa bàn xã Kỳ Phương đã được xây dựng đồng bộ từng mặt. Toàn xã có 38.3 km đường giao thơng , trong đó có 29,3 km (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuyến đường giao thơng nội bộ nhựa đạt tiêu chuẩn cấp đường đô thị, km đường bê tông nhựa liên thôn ( cấp IV đồng bằng) và 1,7 km đường bê tông liên thôn;

Hệ thống điện lưới: Hiện nay tồn xã có 7 trạm biến áp, tổng công suất 1.140KVA cung cấp điện cho 100% số hộ được dùng điện ổn định

Hiện nay xã có hệ thơng cấp nước sạch cung cấp cho nhân dân 3 thôn TĐC còn lại chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan hợp vệ sinh.

Có 1 nhà bưu điện. Mạng thơng tin di động, hệ thống điện thoại cố định VNPT, cáp quang, có 1điểm Internet trên địa bàn xã đã đưa vào hoạt động một cách ổn định đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, trao đổi và làm việc trên địa bàn cho toàn thể tổ chức, bà con nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Cụm truyền thanh hoạt động tại ủy ban nhân dân xã.(nguồn xã Kỳ Phương).

2.2. TÌNH HÌNH THU HƠI ĐẤT NƠNG NGHIỆP TẠI XÃ KỲ PHƯƠNG

Xã Kỳ Phương là một xã có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất trong các xã thuộc dự án Formosa. Tổng diện tích đất tự nhiên thu hồi chiếm 42,29% trong tổng diện tích đất bị thu hồi của 5 xã. Trong đó đất nơng nghiệp bị thu hồi chiếm 43,04 % trong tổng diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi của 5 xã.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 31)