Biểu đồ thể hiện thu nhập từ đền bù đất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

Nguồn: Kết quả điều tra

Căn cứ vào số liệu tổng hợp điều tra thì với mỗi m2 đất nơng nghiệp người dân được đền bù hơn 32 nghìn đồng. Hiện nay với mỗi m2 được đền bù 32 nghìn đồng là quá thấp nhưng với thời điểm hiện tại thì theo UBNN huyện Kỳ Anh thì đó là mức giá khá cao được áp dụng so với các dự án cùng thời điểm, nhưng do hạn chế về một số lý do nên tơi khơng thể điều tra các mức giá ví dụ điển hình tại cùng thời điểm.

Theo như kết quả điều tra tại thời điểm thu hồi đất nông nghiệp thì người dân khá hài lịng với mức giá được bồi thường, trong 60 hộ được chọn để điều tra chỉ có 10 hộ

có thu nhập từ tiền bồi thường đất nơng nghiệp là dưới 50 triệu đơng chiếm 17%, nhưng đó là một khoản tiền ít ỏi để chi trả các chi phí trong cuộc sống ở tương lai của họ khi khơng cịn đất canh tác. Hay nói đúng hơn với 50 triệu đồng đó họ khó có thể chi trả để tìm kiếm việc làm vững chắc thay thế trong tương lai. Có 14 hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng từ việc thu hồi đất nơng nghiệp, chiếm 23%. Có 16 hộ có thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng, chiếm gần 27%. Đây là những hộ có diện tích đất nơng nghiệp khá lớn, nhưng có thể nói với những khoản tiền đó nếu những hộ nơng dân biết cách chi tiêu ở hiện tại, có những kế hoạch trong tương lai thì đây có thể được gọi như là một khoản vốn cho họ đầu tư để chuyển ngành nghề. Nhưng hầu hết họ đều là những người nơng dân có trình độ học vấn thấp, họ chưa qua các lớp đào tạo chuyên sâu nên điều đó khó có thể xảy ra được. Như vậy những hộ có số tiền từ thu hồi đất nông nghiệp trên 200 triệu đồng, chiếm 33% là một số tiền khá lớn đối với người nơng dân. Đây có thể coi là một khoản thu nhập kếch xù so với thu nhập từ nông nghiệp của họ, có nhiều hộ nơng dân khơng biết tới khi nào mới dành dụm được khoản tiền đó. Và đối với những hộ có nguồn thu này là những hộ có diện tích nơng nghiệp khá lớn, họ có thể là những hộ đông nhân khẩu hoặc được kế thừa từ tổ tiên và hiện tại họ là những hộ đang có cuộc sống khá sung túc so với các hộ khác, họ có thể bn bán hoặc kinh doanh nhỏ lẻ.

Thu nhập bình quân của một hộ nhận được từ số tiền đền bù đất nơng nghiệp là 156.063.162 đồng. Trong đó hộ có mức tiền nhập được thấp nhất là 5.171.200 đồng và hộ cao nhất là 445.879.500 đồng. Ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn ở đây.

Tuy vậy, tổng thu từ tiền đền bù của người dân là khá lớn, nó bao gồm đât nơng nghiệp, đất ở, đất vườn và đất khác. Sau đây là bảng thể hiện tình hình tổng thu nhập từ đền bù đất ( bao gồm đất nông nghiệp, đất ở và đất khác):

Bảng 2.7.Tổng thu nhập từ đền bù đất của hộ điều tra

ĐVT: Hộ

Số tiền được đền bù

(triệu đồng) Số hộ Cơ cấu (%)

Dưới 100 3 5,00

Từ 300 – 400 12 20,00

Trên 400 7 11,70

Tổng số hộ điều tra 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Các hộ có thu nhập từ tổng tiền đền bù bình qn là 247.601.188 đồng trong đó hộ thấp nhất là: 62.832.000 đồng và hộ cao nhất là: 646.236.000 đồng.

Trong các hộ chỉ có 3 hộ có thu nhập dưới 100 triệu đồng, chiếm 5%. Có 38 hộ có tổng thu từ 100 – 300 triệu đồng, chiếm 63,3%. Có 12 hộ có tổng thu từ 300 – 400 triệu đồng, chiếm 20% và có 7 hộ có tổng thu là trên 400 triệu đồng, chiếm 11,7%. Đó là những con số khá lớn đối với người nơng dân. Nhưng những số tiền đó họ khơng nhập được một lần mà phải chia ra nhiều lần mới nhận được, hộ ít nhất cũng chia ra nhận 2 lần do đền bù 2 lần, hộ nhiều lần với lý do là bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ. Như vậy với só tiền nhiều nhưng bị chia ra nhiều lần mà thời gian nhận lại khá lâu (2 năm sau mới nhận đợt 2) là một thách thức khá lớn đối với sự tồn tại đối với đồng tiền của họ.

2.3.3. Vấn đề sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù

Sau khi nhận được thu nhập từ đền bù đất mỗi hộ dân có một cách chi tiêu khác nhau. Sau đây là bảng thể hiện việc sử dụng đồng tiền từ đền bù đất mà các hộ điều tra ưu tiên cho các hoạt động trong cuộc sống của họ:

Bảng 2.8. Mục đích sử dụng thu nhập từ nguồn thu đền bù đấtcủa các hộ điều tra của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%)

1. Chia cho người thân 21 35,00

2. Mua đất 0 0,00

3. Xây và sửa nhà 60 100,00

4. Mua sắm đồ trong nhà 60 100,00

5. Đầu tư sản xuất 11 18,33

6. Gửi tiết kiệm 11 18,33

7. Ý kiến khác 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Theo như tổng hợp của kết quả điều tra cho thấy rằng thu nhập từ việc đền bù đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng người dân dùng phần đa vào việc xây, sửa lại nhà cửa và mua sắm các đồ sinh hoạt trong gia đình. Trong 60 hộ chọn để điều tra thì

cả 60 hộ dùng một phần số tiền từ đền bù vào việc xây sửa lại nhà và mua sắp đồ đạc trong nhà. Trong đó có tới 44 hộ bị thu hồi đất ở hồn toàn nên phải di dời, nhưng do số tiền đền bù cịn thấp khơng đủ tiền để mua đất và xây nhà nên cả 44 hộ đều di dời lên khu tái định cư của xã và sử dụng số tiền đó để xây lại nhà đồng thời mua sắm trang thiết bị trong gia đình. 16 hộ cịn lại tái định cư tại chỗ nhưng do đặc tính của nơng thơn là khá đơng con, bên cạnh đó tại thời điểm thu hồi đất người dân xã Kỳ Phương còn khá nghèo nên nhà cửa của người dân chưa thật sự được tốt cho nên người dân có tâm lý xây, sửa lại và mua sắm vật dụng trong nhà cho “bằng chị bằng em” là điều hiển nhiên.

Có 11 hộ dành một phần thu nhập từ đền bù đất vào việc đầu tư và sản xuất. những hộ này phần đa là những người có tư duy, biết kinh doanh và biết cách tình tốn trong tương lai. Nhưng theo điều tra thì việc đầu tư ở đây chỉ dừng lại ở việc buôn bán với quy mơ nhỏ lẻ. Và có một đặc điểm đó là hầu như các hộ buôn bán gần như ở cạnh nhà nhau.

Có 11 hộ sử dụng một phần số tiền vào việc gửi tiết kiệm nhưng số tiền đó chỉ là một phần nhỏ. Những hộ này phần đa là có con em đang đi học hoặc chuẩn bị đi học đại học, cao đẳng. Họ dùng một phần tiền nhận được để lo cho con cái ăn học hoặc với tâm lý để dành tiền cho con xin việc. Vàcó 21 hộ do đơng con hoặc nhiều anh chị em nên phải dùng một phần số tiền đó để phân chia cho người thân trong gia đình.

Thực tế cho thấy, do nhiều hộ có trình độ học vấn chưa cao nên chưa định hướng được việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền đền bù một cách hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà khơng biết rằng chính điều đó làm hư hỏng con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội. Do khơng cịn đất để canh tác hoặc do công việc không ổn định nên các hộ sử dụng số tiền nhận được chủ yếu vào việc mua sắm mà khơng nghĩ tới việc tìm kiếm cơ hội đầu tư khác để có thu nhập vào tương lai.

Như vậy khi nhận số tiền đền bù những hộ nông dân này chỉ sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, như xây sửa lại nhà cửa, mua sắm trang thiết bị trong gia đình mà khơng nghĩ tới việc đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai. Mặt khác cũng cho thấy tầm nhìn trong ngắn hạn của người dân do bị giới hạn về trình độ văn hóa, khi có tiền đền bù thì sử dụng một cách vơ tội vạ, hoang phí

dẫn đến khơng đảm bảo cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, việc định hướng sử dụng vốn sau đền bù giải toả cho các hộ dân là nhiệm vụ cấp thiết mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu pha lãng phí của một bộ phận nhân dân như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những hộ sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù tương đối hiệu quả, cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định.

2.3.4. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới những người bị thu hồi đất

2.3.4.1. Lao động việc làm của những hộ điều tra

Đời sống ln gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống hiện tại của những hộ bị mất đất nói chung và những hộ mất đất nơng nghiệp nói riêng. Lao động là một phương tiện để sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy sự biến động lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ. Qua điều tra, tình hình lao động của hộ được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 3.3: Tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất (nhân khẩu)

Số lượng Tỷ lệ Trước khi thu hồi (người) Sau khi thu hồi (người) Trước khi thu hồi (%) Sau khi thu hồi (%)

Trong độ tuổi lao động 176 176 100,00 100,00

Có việc làm

+ Cơng viên chức 10 10 5,68 5,68

+ Buôn bán 0 24 0,00 13,64

+ Công nhân 8 81 4,55 46,02

+ Lao động theo thời vụ 148 0 84,09 0,00

Khơng có việc làm

+ Đang học 10 5 5,68 2,84

+ Thất nghiệp 0 56 0,00 31,82

Nguồn: Kết quả điều tra

Từ tổng hợp điều tra thì các hộ chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, thu nhập chính của họ là các nơng sản. Một số hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như công chức nhà nước, cơng nhân...nhưng những hộ đó vẫn có sản xuất nơng nghiệp, tức là chỉ một đến hai thành viên hoạt động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp và họ vẫn có đất

nơng nghiệp để sản xuất. Như vậy công việc chủ yếu của các hộ điều tra phụ thuộc vào các cây trồng, vật ni trong nơng nghiệp, hay nói cách khác họ phụ thuộc vào đất nơng nghiệp. Khi đất nơng nghiệp khơng cịn nữa tất nhiên những lao động hoạt động là nông nghiệp cũng phải thay đổi ngành nghề. Nên tình hình việc làm của các hộ điều tra cũng thay đổi hoàn tồn.

Trong 60 hộ điều tra có tổng số người trong độ tuổi lao động là 176 lao động. Trước khi thu hồi đất về lao động có việc làm có đến 148 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 84,09% trong tổng lao động của các hộ điều tra. Công chức nhà nước là 10 lao động, chiếm 5,68% và có 8 lao động là cơng nhân tại địa phương và đi nơi khác, chiếm 4,55%. Và lao động khơng có việc làm chỉ có 10 lao động là đang theo học ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Khơng có tình trạng thất nghiệp xảy ra.

Sau khi thu hồi đất về lao động có việc làm khơng cịn lao động nào hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp nữa, lý do ở đây là vì các hộ điều tra bị thu hồi đất nông nghiệp hồn tồn nên họ khơng cịn đất để canh tác. Thay vào đó số cơng nhân của các hộ điều tra tăng lên từ 8 lên 81 lao động, chiếm 46,02%. Các công nhân này phần đa là những công nhân làm việc tạm thời tại KCN Vũng Áng. Có 24 lao động hoạt động trong lĩnh vực bn bán, chiếm 13,64%. Như vậy trước khi thu hồi đất những người lao động thuộc diện điều tra không đủ vốn để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sau khi thu hồi đất do có nguồn thu nhập từ đền bù đất nên họ có cơ hội kinh doanh bn bán. Nhưng theo điều tra cho thấy các hộ buôn bán ở đây chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ và đặc biệt hầu hết các hộ đó nằm cạnh nhau. Về lao động khơng có việc làm, trong 176 lao động điều tra sau khi thu hồi đất có 5 lao động là sinh viên các trường cao đẳng, đại học và đặc biệt có 56 lao động trong tình trạng thất nghiệp. Như vậy sau khi thu hồi đât có nhiều người mất đất và khơng có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Đây là một vấn đề mà chính quyền xã cần quan tâm và có các giải pháp khắc phục tình trạng này.

Như vậy khi thu hồi đất nơng nghiệp trong cuộc điều tra cho thấy có tăng thêm việc làm nhờ khu kinh tế chuẩn bị mở ra nhưng bên cạnh đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn khi họ cịn là những người nơng dân.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w