5. Bố cục của luận văn
2.3.2. Cơ cấu nông nghiệp
Đóng góp của ngành nơng nghiệp vào GDP
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí, vai trị của ngành nơng nghiệp vào đối với sự tăng trưởng của một quốc gia, một địa phương. Qua đó, đánh giá thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nên kinh tế. Với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, tỷ trọng ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế đang có xu hướng giảm dần.
Dnn=GDPnn/GDPcả nước/địa phương
Giá trị đóng góp và tỉ trọng của từng ngành nhỏ (nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản) vào GDP ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu này phản ảnh sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Xu hướng hiện nay là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Số lao động trong ngành nông nghiệp và tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp trong tổng lao động cả nước
Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu về lao động trong nền kinh tế. Số lao động và tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Tuy nhiên, chất lượng lao động phải được nâng cao.
Số lao động trong từng ngành nông nghiệp , lâm nghiệp, thủy sản và tỷ trọng lao động của từng ngành đó trong ngành nông nghiệp
Số lượng lao động trong từng ngành nhỏ phản ánh nhu cầu, cơ cấu lao động của từng ngành trong nội bộ ngành nơng nghiệp. Từ đó, có cơ sở điều chỉnh số lượng lao động cho phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu phản ảnh sự thay đổi tỷ trọng các bộ phận hợp thanh ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miền núi , diện tích mặt nước, ao,hồ,sơng suối. Đồng thời, kết hơp chặt chẽ nông –lâm-thủy sản để hỗ trợ nhau cùng phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.