Đối với thủy sản

Một phần của tài liệu Tên đề tài đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tại huyện lộc hà tỉnh, hà tĩnh và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho giai đoạn 2022 2025 (Trang 65 - 67)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Đối với thủy sản

4.2.1. Nuôi trồng thủy sản

Tập trung phát triển các đối tượng nuôi chủ lực của huyện gồm: tôm, ngao, thủy sản nước ngọt , các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Hình thành các hợp tác xã, tổ cộng đồng ni an tồn dịch tại các vùng nuôi nhằm tạo sự liên kết giữa các hộ nuôi trong vùng, cũng như liên kết giữa

các vùng với nhau trong các khâu kiểm soát con giống đầu vào, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ...

* Nuôi tôm:

Huy động các nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thơng, điện, hệ thống cấp, thốt nước, xử lý chất thải ... ở các vùng nuôi tập trung nhằm chuyển đổi hình thức ni tơm quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh, công nghệ cao.

Chuyển đổi các đồng muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh công nghệ cao nhằm tăng diện tích ni, nâng cao giá trị lợi nhuận (vùng Xuân Tây, Sở Bằng - Hộ Độ; Vùng sản xuất muối tại xã Mai Phụ ...).

* Nuôi ngao:

Tiếp tục nhân rộng và phát triển các mơ hình ni ngao tại các vùng ni; đồng thời mở rộng quy mô sản xuất ngao giống tại xã Mai Phụ để chủ động cung cấp giống ngao trên địa bàn huyện và từng bước phát triển thị trường cung ứng giống ngao ra các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

4.2.2. Khai thác thủy sản

Đầu tư trang thiết bị, ngư lưới cụ, áp dụng công nghệ bảo quản polythen cho đội tàu đánh bắt xa bờ, góp phần giảm chi phí cho ngư dân; phát triển các nghề mới trong khai thác hải sản trên biển: lồng bẫy, chụp mực, chụp cá, rê khơi, câu khơi ... nhằm khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu như tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá thu, ốc hương ...; giảm những nghề khai thác thủy sản kém hiệu quả, gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản như nghề lưới kéo, vó mành ven bờ ...

Thành lập hiệp hội nghề cá, hợp tác xã, tổ đội đánh bắt trên biển, hình thành dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần đảm bảo an tồn nghề cá và hạn chế rủi ro trên biển.

Tập trung đầu tư nạo vét, khơi thơng luồng lạch Cửa Sót, nâng cấp hồn thiện cơ sở hạ tầng Cảng cá, các cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền; hình thành chợ cá đầu mối để thu hút tàu thuyền cơng suất lớn trong và ngồi tỉnh vào giao thương bn bán, trao đổi hàng hóa.

Tăng cường công tác đăng ký chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu cho 1-2 sản phẩm chế biến, trước mắt chú trọng đầu tư quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mực khô, nước mắm, các sản phẩm cấp đông.

Một phần của tài liệu Tên đề tài đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tại huyện lộc hà tỉnh, hà tĩnh và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho giai đoạn 2022 2025 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)