Đối với nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tên đề tài đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tại huyện lộc hà tỉnh, hà tĩnh và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho giai đoạn 2022 2025 (Trang 63 - 65)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Đối với nông nghiệp

4.1.1.. Trồng trọt

Đưa ra các giống sản xuất ngắn ngày, giống chất lượng. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như quy trình thâm canh cải tiến SRI , QuẢN lý dịch hại tổng hợp IPM nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế của từng vùng và nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, có liên kết; khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp sạch, nơng nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng công nghệ, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, giảm sử dụng phân bón vơ cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; tăng cường giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo phương hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm

Phát triển ngành trồng trọt trên cơ sở vừa đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, vừa hỗ trợ đắc lực cho phát triển ngành chăn nuôi. Nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, cơ cấu lại mùa vụ, các loại cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

- Cây Lạc

Duy trì diện tích gieo trồng hàng năm 1.000 - 1.100 ha, sử dụng giống cho năng suất cao, được thị trường ưa chuộng, áp dụng đồng bộ quy trình canh

tác, phịng trừ sâu bệnh ;hỗ trợ tạo cơ chế phát triển hệ thống tư thương liên kết thu mua, sơ chế, chế biến sản phẩm.

- Cây lúa:

Tiếp tục khảo nghiệm, đưa vào sản xuất các giống ngắn ngày, giống chất lượng; nâng tỷ lệ giống chất lượng cao

Tập trung tích tụ, tập trung ruộng đất theo hình thức cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp đất, phá bờ thửa nhỏ để hình thành bờ thửa lớn…; phát triển đa dạng các loại hình liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, chế biến để sản xuất tập trung…theo cánh đồng lớn bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Tiếp tục chuyển đổi mùa vụ (lúa Mùa sang Hè Thu) ở một số vùng đã có nước tưới từ kênh trục sơng Nghèn như Thạch Mỹ, Bình An, Thạch Châu, Mai Phụ, thị trấn Lộc Hà…

Áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất (Quy trình thâm canh cải tiến SRI, Chương trình “3 giảm, 3 tăng”, Quản lý dịch hại tổng hợp IPM ...), áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao vai trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại địa phương… để tăng hiệu quả kinh tế.

- Rau, củ, quả các loại:

Duy trì diện tích sản xuất rau hiện có, củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất rau truyền thống, vườn hộ theo nhu cầu thị trường; tiếp tục đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như xây dựng nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, trồng cây trên giá thể….để sản xuất sản xuất các giống rau, củ quả có giá trị kinh tế cao như: dưa lưới, dưa hấu, dưa lê, súp lơ, bí xanh, hoa… theo hướng sản xuất chuyên canh, an toàn.

- Cây ăn quả:

Phát triển diện tích cây ăn quả (ổi, na, mít, táo xanh…) tại các địa phương có lợi thế như Hồng Lộc, Tân Lộc, Thịnh Lộc…. Chuyển đổi một số diện tích đất rừng, đất sản xuất muối cho hiệu quả kinh tế thấp (tại xã Hộ Độ, Thịnh Lộc…) sang trồng cây ăn quả phù hợp với từng địa phương.

4.1.2. Chăn nuôi

Chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trạng trại, quy mô lớn và tập trung đối với các sản phẩm chủ lực như ni trâu, bị , lợn,..

Duy trì và phát triển áp dụng quy trình thực hành chăn ni tốt, ni an toàn sinh học liên kết theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch cung cấp ra thị trường. Đồng thời, tổ chức lại hệ thống giết mổ đảm bảo an toàn vệ sịnh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Chủ động phịng, chống và kiểm sốt dịch bệnh hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y; quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y và ngặn chặn khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất tăng trọng để tạo ra sản phẩm sạch. Tập trung phát triển một số vật ni có thể mạnh của huyện, gồm :Bị , Lợn, Gia cầm (gà thịt công nghiệp, vịt thịt, …)

+ Bò: nuoi giong Bò thịt chất lượng cao (Brahman, BBB,…)

+ Lợn: thực hiện chương trình cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hóa, tăng tỷ lệ máu ngoại, sử dụng con lai có trên 75% máu ngoại để nuôi thịt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng các phương thức nuôi tiên tiến và vùng chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại.

+ Đàn gia cầm: Tăng số lượng chăn nuôi gà thịt công nghiệp liên kết với doanh nghiệp; Phát triển các trang trại chăn nuôi vịt thịt, vịt trứng bán công nghiệp kết hợp với ni thả có kiểm sốt tại các vùng có lợi thế về nguồn nước như Tân Lộc, Phù Lưu, Ích Hậu, Thạch Mỹ. Khuyến khích phát triển gia trại chăn ni gà thả vườn, thả đồi, hình thành vùng chăn ni gà ở vùng đồi, vùng cát ven biển ở các xã Tân Lộc, Hồng Lộc, Thịnh Lộc

Một phần của tài liệu Tên đề tài đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tại huyện lộc hà tỉnh, hà tĩnh và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho giai đoạn 2022 2025 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)