5. Bố cục của luận văn
3.1. Đặc điểm chung của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lộc Hà nằm ở phía đơng bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 18km về phía đơng bắc
• Phía đơng giáp Biển Đơng • Phía tây giáp huyện Can Lộc
• Phía nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh • Phía bắc giáp huyện Nghi Xn.
3.1.1.2. Địa chất
Có diện tích tự nhiên là 118,31 km2, Địa hình huyện Lộc Hà tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía biển, có một số núi thấp như:
• Núi Bằng Sơn (Rú Bờng): cao khoảng 230 m, trên núi có chùa Kim Dung • Núi Tiên Am: cao khoảng 100 m, thuộc xã Thịnh Lộc, trên núi có chùa Chân Tiên, dưới chân núi có Bầu Tiên.
3.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Lao động là một trong những nguồn lực quan trong nhất trong q trình phát triển kinh tế-xã hội. nó phụ thuộc rất lớn vao dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Lộc Hà năm 2014 là 80.840 người đến năm 2021 giảm 985 người (79.855 người năm 2021) trong đó dân thành thị đạt 9.517 người , dân nông thôn 70.338 người chiếm 88% điều này cho thấy lao động nông nghiệp vẩn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện , cũng như nền nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển nền kinh tế trên địa bàn .
Về cơ câu dân số theo độ tuổi, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá cao 51,81% trong đó chủ yếu làm trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lạo động từ 15 tuổi trở lên đang làm đã qua đào tạo có bằng cấp chiếm 25,7% . 3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng
Từ năm 2014 lại nay tồn huyện đã kiên cố hóa được 153,33 km kênh mương nội đồng tưới tiêu, nâng tổng số kênh mương nội đồng toàn huyện lên 222,14km (trong đó 68,82km được hưởng lợi từ hệ thống kênh trục sông Nghèn) tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố đạt 79,97%(222,14/277,78km).
Phối hợp với tỉnh triển khai xây dựng hệ thống kênh trục sông Nghèn với 5 trạm bơm : Trạm bơm An Thịnh, Trạm bơm Hữu Ninh, Trạm bơm Hạ Can, trạm bơm Hồng Tân 1 và trạm bơm Hồng Tân 2 và 68,82 km kênh mương tưới,tiêu trên điạ bàn toàn huyện.
Đối với thủy sản: xây dựng trạm điện phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản của các xã Phù Lưu-Thạch Mỹ- thị trấn Lộc Hà; triển khai thực hiện củng cố hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Hạ Vooc- xã Hộ Độ ( nâng cấp hệ thống đê bao chính và xây dựng 01 trạm điện ), vùng ni trồng thủy sản Bình Hà- xã Hộ Độ (xây dựng hệ thống kênh tiêu thoat nước chung cho tồn vùng ni)theo nguồn dự án WB
3.1.2.3. Văn hóa – xã hội
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, kết quả tốt nghiệp THCS đạt 98,69%
Y tế : thực hiện khám , chữa bệnh , cải thiện điều kiện cơ sở vật chất . Đảm bảo an toan bệnh viên trong phòng chống dịch covid-19 và các bệnh viêm đường hơ hấp cấp. Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ngày càng quan tâm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,8%.
Xóa đói giảm nghèo :đến nay toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 1.252 lao động. tỷ lệ hộ nghèo 8,64% năm 2021 tăng 5,52% so với năm 2020. 3.1.2.4. Tình hình kinh tế của huyện
Trong những năm qua tình hình kinh tế đã đạt những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Tăng trưởng kinh tế huyện năm 2021 đạt 3,84% cơ cấu kinh tế. trong đó , nơng nghiệp chiếm 27,64%, cơng nghiệp- xây dựng đạt 35,57%,khu vực dịch vụ đạt 36,79%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt gần 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, chế biến. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 3.130 tỷ đồng, trong đó ngành nơng - ngư - diêm - lâm nghiệp chiếm 28,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 45,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 25,2% (trong khi năm 2007 tỷ lệ lần lượt là 58,78%, 22,67% và 18,55%); thu ngân sách đạt 109,4 tỷ đồng, bằng 109,5 % kế hoạch tỉnh giao, tăng gấp 12 lần so với năm 2007; sản lượng lương thực đạt gần 28.000 tấn (năm 2007 đạt hơn 17.000 tấn); các loại hoa màu, sản xuất hàng hóa phát triển đa dạng hơn, đem lại thu nhập khá cho người sản xuất; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 26 triệu đồng (năm 2007 là 5,22 triệu đồng).
Bên cạnh đó, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ có cơng suất trên 90CV tại các xã Thạch Kim, Thạch Bằng được chú trọng. Tồn huyện hiện có trên 330 chiếc tàu lắp máy, hoạt động khai thác trên biển với tổng công suất trên 21.000 CV. Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, các ngành, địa phương đã hỗ trợ đóng mới và bàn giao 02 tàu vỏ sắt có cơng suất trên 800 CV đưa vào hoạt động đầu năm 2017.