Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan thanh hóa (Trang 57)

quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thứ nhất là phải khắc phục những mâu thuẫn giữa các văn bản Luật, mà cụ thể là sự mấu thuẫn giữa Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế; giữa Luật Quản lý thuế với Bộ luật Hình sự.

Như đã nói ở trên, thời hạn được phép kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế được quy định khác nhau trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế. Vậy thì để giải quyết mâu thuẫn này cần phải đưa ra một quy định cuối cùng cho thời hạn kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế. Quy định này phải được nêu trong một văn bản Luật – như vậy mới có thể có giá trị pháp lý thay thế được cho quy định cũ trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế.

Xét theo tình hình thực tế thì thời hạn kiểm tra sau thông quan và truy thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nên giới hạn trong một khoảng thời gian cụ thể, như quy định trong Luật hải quan. Vì

nếu kiểm tra sau thông quan thực hiện đối với các lô hàng đã thông quan quá lâu về trước, việc kiểm tra sẽ gặp không ít khó khăn như việc lật lại thông tin về các hàng hóa đó là rất mất thời gian, công sức, nhất là khi cơ sở dữ liệu thông tin lại hạn chế, thậm chí sai lệch; hay hàng hóa đã được tiêu thụ rất lâu và có thể được mua bán trao đổi qua nhiều chủ thể; hoặc hiện tại doanh nghiệp không thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa đó nữa thì không thể kiểm tra quy trình sản xuất được…Như vậy cuộc kiểm tra vừa tốn kém kinh phí, lại không có hiệu quả. Hơn nữa, dù có kiểm tra phát hiện ra sai sót hoặc gian lận mà dẫn đến việc truy thu thuế thì việc thực hiện truy thu số thuế đó cũng không hề khả thi. Hơn nữa việc quy định thời gian kiểm tra sau thông quan quá dài đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ trong một thời gian dài, đối với những doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu thì số lượng hồ sơ lưu trữ là khổng lồ.

Thứ hai là phải hoàn thiện những quy định pháp lý về KTSTQ. Đây được gọi là xương sống cho hoạt động kiểm tra sau thông quan nói chung và kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Hiện nay khi tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy trình 1383 và được sửa đổi bổ sung một số điều trong quyết định 2579 thì công chức hải quan gặp một số khó khăn như đã nêu trên. Vì vậy việc xây dựng một quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuẩn, thực sự sát thực, sao cho vẫn phải tuân thủ theo những chuẩn mực của quốc tế, đồng thời phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tình hình xuất nhập khẩu của nước ta; không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và chi phí là một đòi hỏi thúc bách, thiết thực từ thực tế.

Quy trình mới cần khắc phục một hạn chế của quy trình hiện nay là lập quá nhiều loại giấy tờ, biên bản gây mất thời gian. Ví dụ trong khi kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp, nên bỏ việc lập biên bản làm việc sau mỗi nội dung kiểm tra hoặc sau mỗi ngày kiểm tra. Vì trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra luôn phải ghi lại nhật kí cuộc kiểm tra, hơn nữa các nội dung kiểm tra cũng thể hiện trên những chứng từ lưu trong bộ hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp, như bản giải trình hay tài liệu xác minh. Nên việc lập Bản kết luận kiểm tra nên dựa vào nhật kí kiểm tra và các chứng từ trong bộ hồ sơ kiểm tra, tránh việc lập quá nhiều biên bản hành chính.

Một điểm nữa mà quy trình mới cần khắc phục đó là thời hạn giải trình cho doanh nghiệp trong trường hợp hải quan phát hiện ra nghi vấn và cần tiến

hành xác minh ở các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc xác định thời hạn cho doanh nghiệp sẽ không tính thời gian tiến hành xác minh, mà sẽ xác định tiếp từ thời điểm hải quan tiến hành xác minh xong về vấn đề nghi vấn.

Thứ ba là về việc hoàn thiện danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Trước hết là cần thống nhất giữa Danh mục hàng hóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ dễ gây hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ mã hàng 8535 và 8536 cần quy định rõ là thiết bị điện có công suất bao nhiêu Vôn. Hay như mã hàng 85291030, hải quan cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn kỹ thuật về mặt hàng này, và cả các cơ quan dịch thuật để xác định xem thuật ngữ tiếng anh telescopic thực tế đề cập đến loại ăng ten nào; và cần xác định rõ ràng hệ phát trực tiếp đa phương tiện là có chức năng thu hay không hay chỉ có chức năng phát như tên gọi của nó?

Tiếp theo cần hoàn thiện danh mục hàng hóa thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành. Để làm được điều này các bộ ban ngành cần chủ động cử cán bộ đầu mối, chuyên trách về quản lý danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cán bộ này cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để xây dựng cơ chế phối hợp, tránh trường hợp có sự chồng chéo và mâu thuẫn trong các văn bản ban hành và nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các danh mục quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, các cán bộ này còn có trách nhiệm xây dựng các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu quản lý chuyên ngành được ban hành trong thời gian tới cũng như thống nhất xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện phục vụ cho phương pháp quản lý hiện đại.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan thanh hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w