Nhữn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan thanh hóa (Trang 46 - 53)

Trong quá trình hoạt động, tuy đã đạt dược nhiều kết quả, đem về một số truy thu thuế khá lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp; tuy nhiên công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục hải quan Thanh Hóa vẫn cịn gặp phải những khó khăn, tồn tại chủ yếu như: Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý; bất cập trong chế tài xử phạt; khó khăn trong nhận thức của cả cán bộ hải quan và doanh nghiệp; khó khăn về nguồn nhân lực; hạn chế về thông tin, cơ sở dữ liệu; chưa có đủ kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cho công tác kiểm tra:

- Xét về công tác chuyên môn, nghiệp vụ:

Trong q trình kiểm tra sau thơng quan, Chi cục kiểm tra sau thông quan đang gặp một số vướng mắc như sau:

+ Tại thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, đóng mã số thuế, cơ quan Hải quan thường căn cứ vào số liệu trên hệ thống KT559 và hệ thống Quản lý rủi ro để xác định tình trạng nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra sau thông quan mới phát hiện doanh nghiệp khai thiếu thuế, nhưng đã giải thể, thì sẽ xử lý như thế nào?

+ Đối với các trường hợp: Doanh nghiệp đã giải thể; phá sản; mất tích (khơng cịn địa chỉ); ngừng hoạt động, đóng mã số thuế; ngừng hoạt động nhưng chưa hồn thành thủ tục đóng mã số thuế....cũng như chưa có văn bản hướng dẫn xử lý

+ Hiện nay chưa có chế tài quy định việc cơ quan Hải quan (lực lượng sau thông quan) mời Doanh nghiệp đến để làm việc, mặc dù doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường và cơ quan hải quan đã mời nhiều lần, nhưng vẫn khơng đến. Có trường hợp đến làm việc, nhưng Doanh nghiệp không ký

vào Biên bản (người chứng kiến cũng khơng ký vào vì họ khơng biết về nghiệp vụ hải quan). Các trường hợp này chưa có hướng dẫn cụ thể

- Xét về phương diện bổ sung nguồn thu ngân sách:

Kết quả kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng và kết quả kiểm tra sau thơng quan nói chung tại Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Thanh Hóa thời gian qua cho thấy số thuế truy thu mỗi năm cịn thấp và chưa ổn định. Trong khi đó lượng nhân viên am hiểu trong lĩnh vực kiểm tra sau thơng quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu không nhiều và chưa đảm bảo số biên chế theo quy định. Đứng trên quan điểm hoạt động của Hải quan hiện đại thì kiểm tra sau thơng quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan Thanh Hóa chưa chứng tỏ được hiệu quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan về phương diện số thu và khai thác hết năng suất hoạt động của lực lượng kiểm toán viên Hải quan

- Xét về yếu tố thông tin hỗ trợ cho khâu thơng quan “tiền kiểm” trong việc góp phần đánh giá tính tn thủ pháp luật của doanh nghiệp thơng qua hoạt động kiểm tra sau thông quan:

Tỷ lệ kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu như hiện nay chưa phản ánh sự kết nối thật sự giữa khâu “hậu kiểm” và khâu “tiền kiểm”. Điều này cho thấy để đánh giá tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu tại khâu thông quan, cơ quan hải quan khơng thể dựa hồn tồn vào kết quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan, cụ thể như sau:

+ Với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, chưa cho thấy hết “bức tranh toàn diện” về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giải trình của họ chỉ giải tỏa những nghi vấn được nhận biết trong hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan

+ Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp: Theo quy định của Luật Hải quan, mọi hoạt động kinh doanh có liên quan qua trình xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ hiện rõ trong quá trình kiểm tra sổ sách kế tốn. Đây chính là hoạt động hiệu quả nhất mà kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu có thể trợ giúp khâu “tiền kiểm” trong hoạt động tạo thuận lợi thương mại và đáp ứng tiêu chí cơng bằng cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiện số lượng kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại trụ sở doanh nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp, tương đương với việc Hải quan Thanh Hóa chỉ “phác họa” được khoảng vài “”bức tranh kinh doanh” của doanh nghiệp xuất, nhập

khẩu trên địa bàn Cục Hải quan Thanh Hóa. Từ đó cho thấy kết quả hoạt động kiểm tra sau thơng quan phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi Cục kiểm tra sau thông quan Cục hải quan Thanh Hóa hiện nay chưa đáp ứng chức năng hỗ trợ cho khâu “tiền kiểm” trong việc đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, cũng như chưa thực sự tạo nền tảng cho khâu “tiền kiểm” được đẩy nhanh tiến độ thơng thống hơn.

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:

- Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý.

Việt Nam là một nước mới trong tiến trình áp dụng kiểm tra sau thơng quan cũng như quản lý rủi ro nên việc có một hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra sau thông quan thực sự xác thực và là hoa tiêu cho ngành là một điều rất cần thiết.

Hiện nay công tác kiểm tra sau thông quan chủ yếu dựa trên vào Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế, trong đó Luật Quản lý thuế liên quan nhiều luật thuế khác, đó là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong các luật nói trên cịn có những quy định khơng thống nhất, do đó người thực thi gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, về thời hạn KTSTQ và thời hạn truy thu thuế, Luật Hải quan quy định là năm năm; Luật Quản lý thuế quy định là vô thời hạn, nghĩa là khi nào phát hiện trốn thuế thì truy thu lúc đó và thu bằng được.

Hiện nay chúng ta đang thực hiện quy trình KTSTQ về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu theo quyết định 1383 /QĐ-TCHQ và quyết định số 2579/QĐ-TCHQ sửa đổi, bổ sung cho quyết định 1383/QĐ-TCHQ, đây được coi là cuốn cẩm nang của ngành, trong đó có những hướng dẫn rất cụ thể giúp ích khá nhiều cho cơng chức KTSTQ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì quy trình vẫn cịn một số điểm bất cập gây khó khăn cho cơng chức KTSTQ, nhưng ngồi quy trình này ra thì cơng chức KTSTQ khơng có một quy trình cụ thể nào khác để thực hiện theo, mà dựa theo Luật hay thơng tư thì lại quá chung chung.

Ví dụ như trong 1383 thời hạn giải trình cho doanh nghiệp là 10 ngày nhưng nếu hải quan có nghi vấn và cần xác minh ở tổ chức cá nhân khác liên quan thì thời hạn cho giải trình DN lại khơng được gia hạn, vậy có gây khó khăn cho DN ?

Ngồi ra theo quy trình này thì số lượng các biên bản được lập rất nhiều, gây tốn thời gian, giảm hiệu quả công việc.

Việc KTSTQ về phân loại, áp mã càng trở nên khó khăn hơn vì nó liên quan đến lĩnh vực phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là một lĩnh vực rất phức tạp. Tuy nhiên, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam lại chưa thực sự là một cơ sở pháp lý mang lại thuận lợi cho cả hải quan và doanh nghiệp.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phiên bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh cịn có sự chưa thống nhất, dẫn đến có nhiều ý kiến bất đồng. Ví dụ như trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi VN thì mã 85291030 có nội dung là ăng ten vệ tinh, ăng ten lưỡng cực và các loại ăng ten roi (rabbit antennae) sử dụng cho máy thu hình Tuy nhiên trong danh mục bằng tiếng anh: “Telescopic, rabbit and dipole antennae for television or radio receivers”. Trong đó theo từ điển kỹ thuật thì từ “telescopic” được dịch là “ống lồng” hoặc “viễn vọng”. Như vậy có nhiều tranh chấp và nhiều ý kiến khác nhau về mã hàng này, có ý kiến cho rằng nên đưa mặt hàng này vào nhóm 85291020 hay có ý kiến lại cho rằng nên đưa vào mã 85291099.

Vì vậy có nhiều trường hợp doanh nghiệp khai sai mã hàng nhưng không phải do cố ý mà do việc phân loại hàng hóa là một lĩnh vực rất phức tạp nhưng lại chưa có những văn bản pháp luật có sự hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có trường hợp là do doanh nghiệp thay đổi cán bộ, uỷ thác giao nhận cho nhiều đơn vị nên cùng một mặt hàng khai nhiều mã khác nhau.

Và ngay trong quy định của pháp luật thì mã HS của hàng hóa cũng khơng thống nhất trong các giai đoạn, chính điều này gây khó khăn cho khơng chỉ doanh nghiệp mà cả cơng chức KTSTQ nói riêng hay cơng chức hải quan nói chung.

Hơn nữa, vẫn còn hiện tượng sai lệch về mã số của cùng một mặt hàng trong cả cấp Cục lẫn Chi cục. Ví dụ: cùng mặt hàng Bảng điều khiển dùng cho thang máy nhưng có Chi cục áp mã 8537101090 có Chi cục áp mã 8537103000… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại, cố ý phân loại vào mã số có thuế suất thấp.

Việc ban hành các danh mục hàng hóa của các Bộ quản lý chuyên ngành còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, việc các bộ, ngành ban hành danh mục hàng hóa XNK cần quản lý chuyên ngành theo mã số HS sẽ giúp cho cơ quan Hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XNK thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc áp dụng chính sách mặt hàng và áp mã hàng hoá XNK. Đồng thời cũng hạn chế việc tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan trong việc xác định mặt hàng, áp mã thuế đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, góp phần đẩy nhanh q trình thơng quan hàng hố cho DN.

Tuy nhiên,có sự chậm chễ trong việc ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của khơng ít bộ, ngành.

Mặt khác, một số danh mục đã được ban hành thì lại mơ tả hàng hố một cách chung chung, không cụ thể; một số khác được mô tả khơng phù hợp với thực tế hàng hố NK tại cửa khẩu.

Vì những hạn chế trên mà thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp gây tranh cãi, không thống nhất về mã số hàng hóa khơng những là giữa cán bộ Hải quan với DN mà thậm chí trong nội bộ ngành hải quan.

Việc xây dựng các danh mục hàng hóa quản lý chun ngành chính xác, thống nhất đang là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch trong áp mã hàng hóa, tạo thuận lợi, khơng những rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa mà cịn giúp ích rất nhiều cho khâu kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã.

- Về thông tin, cơ sở dữ liệu:

Hiện nay, cơ sở dữ liệu trong ngành còn nghèo và chưa thực sự chất lượng, do đó các quyết định do công chức hải quan ra dựa trên các cơ sở dữ liệu đó chưa thật sự vững tin.Thẩm quyền khai thác, chia sẻ thơng tin cịn hạn chế trong đó thơng tin của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của chi cục kiểm tra sau thơng quan Thanh Hóa chưa được Tổng cục hải quan chia sẻ thường xuyên; nhiều thông tin từ các chi cục thông quan gửi về chưa tuân thủ theo đúng quy định. Thơng tin cịn sai lệch với thực tế trên hồ sơ, nguồn thơng tin thì nhiều trong khi thơng tin thu thập được thì lại rất ít và chất lượng của các thông tin lại không cao. Thiếu thông tin đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu, thiếu thơng tin về mơ tả chi tiết hàng hóa xuất, nhập khẩu, thơng tin giá cả của hàng hóa trên thị trường

Theo quy định của Tổng cục Hải quan, tỷ lệ số lượng cán bộ cơng chức bố trí cho lực lượng kiểm tra sau thơng quan là 10% tổng số cán bộ công chức của Cục hải quan tỉnh, thành phố. Đến nay, tổng số cán bộ công chức của Chi cục kiểm tra sau thông quan là 17 người, đạt tỷ lệ 8,3% (17/206); như vậy số lượng cán bộ chưa đủ.

Với một số lượng lớn các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa, hiện tại nguồn nhân lực còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ mặc dù số biên chế của đội kiểm tra sau thông quan đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được với sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trình độ cán bộ kiểm tra sau thơng quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu thiếu sự đồng đều về năng lực, đặc biệt các cán bộ công chức mới, đang trong thời gian tập sự nên kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ hải quan và kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu cịn thiếu, bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn chi tiết kiểm tra sau thơng quan phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu chưa nhiều nên xử lý các công việc hàng ngày gặp nhiều lúng túng vướng mắc. Cán bộ cơng chức cịn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của kiểm tra sau thông quan không chỉ nhằm kiểm tra để phát hiện gian lận mà mục đích chính là để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Kỹ năng kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại trụ sở doanh nghiệp còn hạn chế: Mặc dù số cuộc kiểm tra sau thơng quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu đã tăng lên nhiều nhưng tỉ lệ kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp còn rất thấp và vì ít tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nên kỹ năng kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp của cán bộ cơng chức cịn hạn chế, đây một phần có thể do tâm lý thiếu tự tin của cán bộ công chức.

- Về cơ sở vật chất:

Trang thiết bị chưa đáp ứng được theo nhu cầu biên chế tăng lên; máy móc, phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ thông tin chưa theo kịp với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin. Đảng ủy và các Lãnh đạo Cục luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các phịng ban Cục Hải quan Thanh Hóa trong việc ưu tiên cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan về mặt bằng và trang thiết bị làm việc, tuy nhiên do số lượng biên chế tăng lên nên máy móc thiết bị chưa đáp ứng đủ kịp thời; máy móc phương tiện kỹ thuật cũng cần hiện đại dần dần cũng chưa thay đổi ngay được.

- Về nhận thức vai trò của cán bộ công chức đối với công tác kiểm tra sau thông quan:

Quyết tâm chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm

của một số cán bộ cơng chức chưa cao, các chi cục chưa có nhận thức tích cực về cơng tác kiểm tra sau thơng quan do vậy việc phối hợp cịn hạn chế. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện kiểm tra sau thơng quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều quy chế hợp tác giữa Hải quan và các bên liên quan như Ngân hàng, Thuế...

- Về phía doanh nghiệp: Với lượng hàng hóa được thơng quan ngày

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan thanh hóa (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w