Cơ chế liên kết và cơ chế quản lý liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 36 - 37)

Sơ đồ 3.1 Khung biện pháp

1.5. Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp

1.5.1. Cơ chế liên kết và cơ chế quản lý liên kết

Cơ chế là “cách thức sắp xếp tổ chức để làm đƣờng hƣớng, cơ sở theo đó mà thực hiện”; là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tƣợng; cơ chế bao gồm hai mặt:

- Cách thức tổ chức

Từ hai định nghĩa trên có thể thấy: “cơ chế” đƣợc tạo thành bởi hai yếu tố cơ bản là: “cách thức tổ chức” và “hoạt động” (thực hiện hoặc vận hành). Yếu tố “cách thức tổ chức” đề cập đến nội dung của tổ chức, các chủ thể tham gia và cách thức hình thành tổ chức. Yếu tố “hoạt động” thể hiện các mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức.

Cơ chế quan hệ liên kết trong đào tạo giữa nhà trƣờng và DN là nội dung các mối quan hệ hợp tác giữa đào tạo, sử dụng (cách thức tổ chức) và việc vận hành các mối quan hệ này. Cơ chế quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN là hệ thống các phƣơng pháp và biện pháp đƣợc sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan hệ hợp tác trong đào tạo và sử dụng nhằm gắn đào tạo với sử dụng, tăng cƣờng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống đào tạo.

Cơ chế quan hệ liên kết đào tạo và sử dụng thể hiện rõ nét ở mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN. Mối quan hệ hợp tác này cần đƣợc điều chỉnh bởi một cơ chế quản lý thông qua các công cụ quản lý nhƣ: các văn bản quản lý quy định trách nhiệm của các bên tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực; các biện pháp tài chính ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)