Nhóm biện pháp quản lý liên kết đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 85)

Sơ đồ 3.1 Khung biện pháp

3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý liên kết đào tạo với doanh nghiệp của

3.3.1. Nhóm biện pháp quản lý liên kết đầu vào

3.3.1.1. Liên kết trong tuyển sinh theo đặt hàng của doanh nghiệp a) Mục tiêu

Quản lý liên kết trong tuyển sinh theo đặt hàng của DN nhằm : Phối hợp giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN để mở rộng quy mô đào tạo và thực hiện chủ trƣơng đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các hợp đồng đặt hàng trong đào tạo của DN và triển khai đào tạo theo địa chỉ .

b) Nội dung biện pháp

- Tuyển sinh theo đơn đặt hàng đào tạo nghề cho lao động mà DN sẽ tuyển dụng vào làm việc.

- Tuyển sinh theo hợp đồng đặt hàng của DN: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho ngƣời lao động đang làm việc tại DN.

c) Tổ chức thực hiện

- Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các kế hoạch đột xuất; phối hợp với DN, các Khoa chuyên môn nghề tổ chức thực hiện.

- Nghiên cứu yêu cầu của DN về nghề đào tạo, số lƣợng, cấp trình độ đào tạo và các yêu cầu chuyên biệt thích ứng với vị trí việc làm và cơng nghệ sản xuất của DN.

- Mở thêm các nghề mới (trình độ sơ cấp nghề, các chƣơng trình đào tạo dƣới 3 tháng) theo yêu cầu của DN.

- Phối hợp với DN tuyển sinh bảo đảm yêu cầu về chất lƣợng và phù hợp với quy chế chung.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo phù hợp với trình độ đầu vào của ngƣời học.

- Ký các hợp đồng đặt hàng đào tạo và các điều kiện bảo đảm nhƣ : Kinh phí, địa điểm đào tạo….

- Kiểm tra định kỳ và đột xuất thông qua các báo cáo của Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh-hỗ trợ việc làm và bao cáo của các phòng ban, các Khoa chuyên môn nghề. Theo dõi cập nhật các kênh thông tin khác nhƣ thông tin phản hồi của DN và của HS-SV…

3.3.1.2. Liên kết đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề a) Mục tiêu

Quản lý liên kết đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, giáo trình giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN nhằm bảo đảm sản phẩm đầu ra có kỹ năng nghề phù hợp với nhu cầu của DN.

b) Nội dung biện pháp

Nghiên cứu yêu cầu của DN về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với nghề mà DN đặt hàng đào tạo để:

- Lựa chọn các chƣơng trình đào tạo đã ban hành để đào tạo theo các hợp đồng đặt hàng của DN;

- Lựa chọn nội dung cần điều chỉnh bổ sung thích ứng với đặc thù lao động của DN (chú trọng bổ sung kỹ năng mềm nhƣ: làm việc theo tổ nhóm, kỹ năng giao tiếp, văn hóa DN, tác phong cơng nghiệp, an tồn lao động…);

- Xây dựng mới chƣơng trình theo yêu cầu của DN… c) Tổ chức thực hiện

- Phân cơng phịng Đào tạo chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các Khoa chuyên môn nghề và các DN tổ chức thực hiện. Thành lập Bộ phận thuộc Phịng đào tạo phụ trách việc xây dựng chƣơng trình đào tạo theo đặt hàng của DN;

- Tổ chức biên soạn chƣơng trình đào tạo;

- Thành lập Hội đồng thẩm định các chƣơng trình đào tạo theo các hợp đồng đặt hàng của DN;

- Đại diện DN là thành viên tham gia các hoạt động trên (Đây là yêu cầu bắt buộc);

- Ban hành quyết định của Hiệu trƣởng về các chƣơng trình đào tạo theo yêu cầu đặt hàng của DN;

- Tổ chức đào tạo thí điểm để rút kinh nghiệm điều chỉnh nội dung chƣơng trình cho phù hợp;

- Trƣờng phối hợp với DN thực hiện các cuộc điều tra theo vết đối với HS-SV đã tốt nghiệp đang làm việc tại các DN để đánh giá tính phù hợp của nội dung chƣơng trình đào tạo, phát hiện kịp thời những vấn đề cần phải điều chỉnh bổ sung.

- Kiểm tra thông qua báo cáo của Phịng đào tạo và các Khoa chun mơn nghề, của Hội đồng thẩm định chƣơng trình….

3.3.1.3. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề a) Mục tiêu

Quản lý liên kết đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN nhằm:

- Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhất là về kỹ năng nghề (Bởi vì đối với đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo kỹ năng thực hành nghề).

- Huy động đƣợc cán bộ kỹ thuật của DN tham gia đào tạo nghề nhất là đào tạo thực hành nghề..

b) Nội dung biện pháp

- Phối hợp với DN xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng giáo viên dạy nghề (nội dung, thời gian, ngành nghề…);

- Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng tập trung: Nâng cao trình độ kỹ năng nghề, cập nhật kỹ thuật-công nghệ mới áp dụng trong sản xuất; Nắm đƣợc yêu cầu của DN đối với lao động qua đào tạo tại trƣờng.

c) Tổ chức thực hiện

- Phòng đào tạo, Khoa sƣ phạm nghề xây dựng kế hoạch hàng năm và

hàng quý để bố trí giáo viên thực tập tại sản xuất, đặc biệt là những ngƣời tốt nghiệp các trƣờng đại học kỹ thuật mới ra trƣờng đƣợc tuyển vào trƣờng.

- Tổ chức các khóa đào tạo bồi dƣỡng định kỳ, theo chuyên đề

- Giáo viên có báo cáo kết thúc đợt thực tập và báo cáo chuyên đề trƣớc khoa hoặc Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng.

- Ban hành các quy định và chính sách khuyến khích đối với giáo viên đi thực tập tại doanh nghiệp.

- Trao đổi và ký hợp đồng với DN để DN trả thù lao cho giáo viên dạy nghề khi họ tham gia sản xuất hàng hóa cho DN hoặc có những sáng kiến mang lại lợi ích cho DN.

- Lãnh đạo nhà trƣờng kiểm tra thông qua báo cáo, các kênh thông tin phản hồi từ HS-SV và các DN. Thăm và làm việc thực tế với các khóa đào tạo bồi dƣỡng tại DN.

3.3.1.4. Liên kết hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nguyên vật liệu a) Mục tiêu

Quản lý liên kết hỗ trợ tài chính, trang thiết bị, nguyên vật liệu của DN cho trƣờng CĐNCĐHN nhằm :

- Tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của DN đối với nhà trƣờng

- Huy động nguồn lực xã hội cho đào tạo nghề thông qua hỗ trợ tài chính trang thiết bị và nguyên vật liệu của DN cho nhà trƣờng. Qua đó nâng cao chất lƣợng của trƣờng và mạng lại lợi ích cho cả 3 bên: trƣờng CĐNCĐHN, DN và ngƣời học.

b) Nội dung biện pháp

- Doanh nghiệp hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ cho nhà trƣờng để bổ sung thêm phƣơng tiện dạy thực hành các nghề mà DN có cùng lĩnh vực sản xuất tƣơng ứng trong sản xuất.

- Doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp học bổng cho một số HS-SV học giỏi, nghèo và có hồn cảnh khó khăn đặc biệt.

- Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo cho trƣờng thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Doanh nghiệp hỗ trợ nguyên vật liệu tiêu hao trong thời gian HS-SV thực tập tại DN.

- Doanh nghiệp trả thù lao cho HS-SV tham gia sản xuất sản phẩm hàng hóa trong giai đoạn thực tập sản xuất tại DN.

c) Tổ chức thực hiện

- Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm xây dựng kế hoạch chung về khai thác và huy động nguồn hỗ trợ từ các DN.

- Trƣờng tổ chức Hội nghị khách hàng (là các DN) để giới thiệu và cung cấp thông tin về năng lực đào tạo, các nghề đào tạo, chất lƣợng đào tạo và các hoạt động khác của trƣờng.

- Ký các hợp đồng hỗ trợ của DN cho trƣờng, trong đó trƣờng cam kết sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tƣợng phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Phòng đào tạo, Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm chịu trách nhiệm về hoạt động này.

- Kiểm tra thông qua báo cáo, các kênh thông tin phản hồi từ HS-SV và các DN.

3.3.2. Nhóm biện pháp quản lý liên kết q trình đào tạo

3.3.2.1. Liên kết trong đổi mới phương thức đào tạo thực hành nghề a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN trong đổi mới phƣơng thức đào tạo nhằm: Chuyển hƣớng đào tạo từ cung sang cầu nhằm bảo đảm chất lƣợng sản phẩm sau đào tạo với các biến động của kỹ thuật cơng nghệ trong sản xuất và thích ứng nhanh với thị trƣờng lao động

b) Nội dung biện pháp

- Phối hợp giữa nhà trƣờng với DN trong việc áp dụng các phƣơng thức đào tạo nghề hiệu quả: nhƣ đào tạo song hành, tuần tự hay luân phiên. Qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng thực hành nghề cho HS-SV.

- Thống nhất giữa nhà trƣờng và DN trong việc áp dụng các phƣơng thức đào tạo hiệu quả trong giai đoạn HS-SV thực tập tại DN.

- Bảo đảm sự đồng bộ, tiếp nối trong nguyên tắc giáo dục ở tất cả các giai đoạn học lý thuyết, thực hành cơ bản tại trƣờng và thực tập sản xuất tại DN.

c) Tổ chức thực hiện

- Phòng đào tạo chủ trì, phối hợp với Khoa sƣ phạm nghề và các Khoa chuyên môn nghề chịu trách nhiệm về hoạt động này.

- Trƣờng và DN ký các hợp đồng liên kết đào tạo trong đó xác định rõ: Nghề thực tập, nội dung, số lƣợng, phƣơng pháp, cấp trình độ đào tạo, thời gian thực tập và yêu cầu đạt đƣợc sau khi HS-SV kết thúc đợt thực tập trong sản xuất tại DN.

- Giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật của DN cùng phối hợp, trao đổi thống nhất phƣơng thức tổ chức giảng dạy thực hành nghề tại các xƣởng sản xuất của DN.

- Tổ chức các cuộc Hội thảo để giáo viên nhà trƣờng và cán bộ kỹ thuật của DN trao đổi về việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy mới theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

- Phịng đào tạo, các Khoa chun mơn nghề thƣờng xun kiểm tra việc thực hiện các phƣơng thức và phƣơng pháp dạy thực hành tại DN.

3.3.2.2. Liên kết trong đánh giá kết quả học tập của học sinh-sinh viên a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN và DN trong việc đánh giá kết quả học tập của HS-SV nhằm :

- Đánh giá chính xác kết quả đầu ra của HS-SV về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng nghề.

- DN có cơ sở tuyển chọn lao động qua đào tạo tại trƣờng vào làm việc tại DN.

- Đổi mới phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HS-SV thông qua thi hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp.

- Phối hợp với DN tập trung tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho HS- SV

c) Tổ chức thực hiện

- Khuyến khích HS-SV tham gia hoạt động đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia để nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Mời cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao đại diện cho DN tham gia đánh giá kết quả giai đoạn thực tập sản xuất tại DN; tham gia các Hội đồng thi tốt nghiệp đánh giá kết quả tồn khóa học.

- Các Khoa chuyên môn phối hợp với phòng đào tạo tổ chức các kỳ đánh giá theo quy định.

3.3.2.3. Liên kết trong nghiên cứu khoa học ứng dụng a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giữa trƣờng CĐNCĐHN với DN trong nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm: Sử dụng thế mạnh của 2 bên trong hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển sản xuất.

b) Nội dung biện pháp

Cùng phối hợp xác định các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thiết thực mà 2 bên có khả năng và điều kiện triển khai trong thực tiễn giảng dạy và sản xuất.

c) Tổ chức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch chung cùng phối hợp tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên của trƣờng, cán bộ kỹ thuật của DN.

- Trƣờng CĐNCĐHN và DN ký các hợp đồng cùng nghiên cứu khoa học ứng dụng , chuyển giao công nghệ.

- Phối hợp thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng mà 2 bên hợp tác nghiên cứu.

- Thƣờng xuyên trao đổi các biện pháp triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất.

- Tổ chức Hội thảo và báo cáo chuyên đề công bố kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng có sự tham gia của trƣờng và DN.

3.3.3. Nhóm biện pháp quản lý liên kết đầu ra

3.3.3.1. Liên kết trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh-sinh viên tốt nghiệp a) Mục tiêu

Quản lý liên kết trong hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS-SV tốt nghiệp nhằm: Hỗ trợ thông qua hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS-SV lựa chọn việc làm, cách thức tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp và chuẩn bị tâm thế bƣớc vào thị trƣờng lao động.

b) Nội dung biện pháp

- Giới thiệu cho HS-SV các cách thức tìm kiếm cơ hội việc làm khi tốt nghiệp qua các kênh thông tin trên mạng, trong các hợp đồng mà nhà trƣờng đã ký với các DN và các nguồn thông tin khác.

- Hƣớng dẫn, tƣ vấn cho HS-SV nghiên cứu các kỹ năng phỏng vấn để tìm đƣợc chỗ làm việc mong muốn.

c) Tổ chức thực hiện

- Giao nhiệm vụ cho Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm của trƣờng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động trên.

- Xây dựng quy trình khép kin tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS-SV trong các giai đoạn đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra.

- Hình thành mạng lƣới dịch vụ tƣ vấn cho HS-SV sau tốt nghiệp

- Phối hợp với Phịng cơng tác HS-SV và các khoa chun mơn nghề cùng tham gia tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS-SV tốt nghiệp;

- Kiểm tra đánh giá hoạt động này thƣờng xuyên và định kỳ để kịp thời đề xuất những biện pháp hiệu quả.

3.3.3.2. Liên kết giải quyết việc làm cho học sinh-sinh viên tốt nghiệp a) Mục tiêu

Quản lý liên kết giải quyết việc làm cho HS-SV tốt nghiệp nhằm: Giúp cho HS-SV tìm kiếm đƣợc việc làm, tự tạo việc và việc làm có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp.

b) Nội dung biện pháp

- Giới thiệu cho HS-SV các cơ hội việc làm tại các DN tiềm năng mà nhà trƣờng đã ký các hợp đồng và có quan hệ lâu dài.

- Cung cấp thông tin về số chỗ việc làm cụ thể tại các DN, các khu công nghiệp tập trung và thị trƣờng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận.

c) Tổ chức thực hiện

- Phân công Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm đảm trách hoạt động liên kết giải quyết việc làm cho HS-SV tốt nghiệp.

- Hình thành mạng lƣới các DN tiềm năng có quan hệ với trƣờng trong việc giải quyết việc làm cho HS-SV tốt nghiệp ra trƣờng.

- Mời các DN đến dự lễ tốt nghiệp để cung cấp thông tin và giới thiệu cho HS-SV về số chỗ việc làm, môi trƣờng làm việc, thu nhập và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

- Mời các cựu HS-SV đã tốt nghiệp hiện thành đạt trong công việc đến giới thiệu kinh nghiệm tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm.

- Trung tâm tƣ vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm của trƣờng phối hợp với các khoa chun mơn có trách nhiệm tổ chức các hoạt động trên.

3.3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

- Các nhóm biện pháp tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ, chi phối nhau trong công tác quản lý liên kết đào tạo. Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp của trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)