Sơ đồ 3.1 Khung biện pháp
3.1. Định hƣớng phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
3.1.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề theo nhu cầu doanh nghiệp
Chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 xác định giải pháp quan trọng: “Gắn kết giữa dạy nghề với thị trƣờng lao động và sự tham gia của doanh nghiệp”. Chiến lƣợc đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tác tham gia:
- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo kỹ năng nghề của ngƣời lao động trong doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chƣơng trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề …).
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thơng tin về nhu cầu việc làm (số lƣợng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác …) và các chế độ cho ngƣời lao động (tiền lƣơng, môi trƣờng và điều kiện làm việc, phúc lợi …) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thƣờng xun có thơng tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với "sản phẩm" đào tạo của cơ sở dạy nghề.
- Cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp.
- Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tiếp nhận các thơng tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng định phát triển nhân lực theo hƣớng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ
sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nƣớc để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”.
Nghị quyết số 29 NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 8-Khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đề ra hệ thống giải pháp , trong đó có giải pháp: “Khuyến khích các doanh nghiệp , cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoa ̣t đô ̣ng đào tạo”.
Nhƣ vậy trong thời gian tới phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và triển khai liên kết trong đào tạo nghề với các DN là hƣớng đổi mới quan trọng của hệ thống dạy nghề, nhất là đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động của nhà trƣờng.
3.1.2. Định hướng liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội với doanh nghiệp
Hiện nay nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế. Chiến lƣợc phát triển dài hạn của trƣờng CĐNCĐHN đƣợc khẳng định là : "Nâng cao chất lƣợng đào tạo, xây dựng Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội thành một trong những trƣờng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao các ngành kỹ thuật, kinh tế, kinh doanh, sƣ phạm dạy nghề trong nƣớc, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động của Việt Nam, khu vực và thế giới; nâng cao khả năng nghiên cứu để trở thành một địa chỉ đào tạo gắn liền với nghiên cứu các chuyên ngành, trƣờng đào tạo có uy tín, một trƣờng Cao đẳng chuẩn quốc gia từng bƣớc nâng chuẩn khu vực và quốc tế có danh tiếng trong tồn quốc".
Tại quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trƣờng nghề chất lƣợng cao đến năm 2020”, trƣờng CĐNCĐHN đƣợc lựa chọn tập trung đầu tƣ trong mạng lƣới 45 chất lƣợng cao của hệ thống dạy nghề.
Để trở thành trƣờng chất lƣợng cao, triết lý đào tạo của trƣờng CĐNCĐHN là:
- “Đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”;
- “ Cùng nhau kiến tạo cơ hội có việc làm, tự tạo việc làm”.
Với triết lý đó trƣờng CĐNCĐHN xác định hoạt động liên kết trong đào tạo với DN là lựa chọn ƣu tiên nhằm mục tiêu phát triển nhà trƣờng trong thời gian tới.
Tại Hội nghị Hƣớng nghiệp-Tuyển sinh-Đào tạo-Quan hệ doanh nghiệp năm 2014, trƣờng CĐNCĐHN đã gửi đến các DN thông điệp sau đây: “ Trƣờng cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội mong muốn đƣợc ký với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tại Thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội về:
- Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp; - Hợp tác trong việc tiếp nhận học sinh, sinh viên của nhà trƣờng tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp;
- Hợp tác tham gia đánh giá chất lƣợng học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp và tuyển dụng học sinh, sinh viên của trƣờng vào làm việc;
- Hợp tác trong lĩnh vực triển khai các ứng dụng nghiên cứu khoa học của trƣờng vào sản xuất, tham gia thi công và thực hiện các cơng việc, các cơng trình cơ khí, điện tử, tự động hóa, kế tốn, tài chính, cơng nghệ thống tin;
- Hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá kỹ năng nghề cho cán bộ nhân viên, đào tạo bồi dƣỡng nâng bậc thợ, đào tạo nhân lực chất lƣợng cao cho doanh nghiệp”.