Đổi mới về phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Thực trang công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu (Trang 61)

3.1 .Bối cảnh và những tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu

3.2.3. Đổi mới về phương pháp giảng dạy

Nội dung và phương pháp giảng dạy cũng là điều quan trọng đặc biệt cần chú ý. Nội dung giảng dạy phải đúng trọng tâm; giảng viên giảng dạy phải đưa ra những ví dụ thực tế để học viên, thí sinh có thể hiểu hơn về thực tế. Đặc biệt giảng viên cần cân đối, chọn lựa các phương pháp truyền đạt để học viên tham gia khóa đào tạo có thể vận dụng được ngay kiến thức, kỹ năng được giới thiệu ngay trong khóa đào tạo. Tạo dựng nhiều cơ hội để học viên tham gia khóa đào tạo được học và làm việc theo nhóm ngay ở trong và ngồi khóa đào tạo. Ơn lại những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trước đây để học viên tham gia khóa đào tạo tiếp thu kiến thức một cách hệ thống nhất. Đẩy mạnh sử dụng khả năng, kinh nghiệm của mỗi học viên tham gia khóa

53

đào tạo để học hỏi lẫn nhau giữa những học viên trong lớp chứ không chỉ học giảng viên đào tạo. Giải quyết vấn đề thực tế, thực hành xây dựng những tình huống nghiệp vụ xảy ra trong thực tế quá trình làm việc để cán bộ nhân viên tham gia khóa đào tạo có thể vận dụng kiến thức vừa được đào tạo để xử lý các vấn đề. Khi thiết kế, xây dựng một khóa đào tạo hợp lý, phù hợp với học viên tham gia khóa đào tạo sẽ giúp họ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất và cung cấp được những kiến thức thực tế, cần thiết. Học viên khi tham gia khóa học sẽ được thực hành sẽ áp dụng được ngay những kiến thức vừa được đào tạo vào công việc thực tế sau khi kết thúc khóa đào tạo. Sử dụng người lao động một cách hợp lý sau khi tham gia khóa đào tạo.

3.2.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Để chất lượng của các khóa đào tạo nâng cao cũng không thể thiếu những giảng viên nhiệt tình, tâm huyết. Đội ngũ giảng viên phải là những người am hiểu về đấu thầu, là người truyền đạt kiến thức tới học viên. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên và tài liệu phục vụ cho khóa đào tạo chất lượng là điều cũng không kém phần quan trọng.

Đội ngũ giảng viên cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên kiêm chức, cần có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Đấu thầu Qua mạng Quốc gia xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp từ số lượng giảng viên kiêm chức bên cạnh đó cũng phải tìm kiếm, chọn lọc thêm để có đội ngũ giảng viên bên ngoài tin cậy. Làm tốt được việc này sẽ chủ động được kế hoạch đồng thời kiểm soát chất lượng giảng dạy và tiết kiệm được chi phí. Cần thường xun đánh giá lại để hồn thiện và cập nhật kiến thức kịp thời. Xây dựng được đội ngũ giảng viên và tài liệu chất lượng sẽ giúp học viên khi tham gia khóa đào tạo tiếp thu được kiến thức tốt hơn. Nội dung học phù hợp với thực tế có tính khoa học và chun nghiệp sẽ giúp nâng cao được chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiết kiệm được chi phí.

54

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng

Cơng tác quản lý đào tạo có một vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế trong công tác đào tạo đã chứng minh: quản lý tốt thì chất lượng tốt và ngược lại, quản lý kém thì chất lượng kém.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, cán bộ cần phải tăng cường công tác quản lý. Học viên, trong quá trình học tập vừa phải học, vừa phải đảm đương công tác, nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, đơn vị. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học viên đến lớp đảm bảo thời gian học tập theo quy định, sự đầu tư cơng sức và trí tuệ cho việc tiếp nhận và tích luỹ tri thức. Mà hiện nay, các khóa đào tạo cấp chững chỉ đấu thầu cơ bản hay đấu thầu qua mạng đều được đào tạo qua hình thức trực tuyến. Việc này sẽ có một số hạn chế như các học viên khơng bật camera, dẫn đến tình trạng học viên sẽ lơ đãng, khơng chú ý học, làm việc riêng. Để khắc phục những hạn chế nêu trên cần tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Muốn vậy, ngay từ khi lớp học được khai giảng, cần phổ biến, quán triệt sâu sắc tới học viên quy chế học tập để học viên ngay từ đầu có ý thức học tập tốt.

Bên cạnh đó, giảng viên phải là người gương mẫu trong việc chấp hành nghiêm túc giờ giấc giảng dạy cũng như nội quy, quy chế đã được ban hành. Đồng thời phải là người có lượng kiến thức tốt, sử dụng, phối hợp tốt các phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng bài giảng. Chính những bài giảng tốt của giảng viên sẽ có tác dụng mạnh mẽ, như một động lực thúc đẩy để các học viên tập trung học tập tốt hơn và thực hiện tốt hơn nội quy, quy chế đã đề ra.

3.2.6. Đổi mới hoạt động đánh giá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nhằm trả lời các câu hỏi: cán bộ, nhân viên đã đạt được mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng gắn với kiến thức chuyên môn hay chưa; cán bộ, nhân viên có vận dụng tốt kiến thức được truyền đạt vào thực tế hay không,…

55

Hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cần phải được đánh giá một cách định lượng, đo lường được sự thay đổi của cán bộ, nhân viên đơn vị, tổ chức từ nhận thức, tư duy đến hiệu quả trên thực tế.

56

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong và ngồi nước thì cơng tác đấu thầu ngày càng phổ biến và lan rộng. Đấu thầu mang lại lợi ích to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và nền kinh tế quốc dân nói chung. Công tác đấu thầu được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ xây dựng, mua sắm thiết bị, thực hiện dự án… Đặc biệt trong lĩnh vực cơng, đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ được tình trạng thất thốt, lãng phí vốn ngân sách nhà nước. Mà để làm được những điều đó khơng thể khơng nói tới đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia công tác đấu thầu có chuyên môn tốt và kinh nghiệm phong phú. Để đạt được chuyên môn tốt và kinh nghiệm phong phú thì các cá nhân, tổ chức cần tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu. Từ đó, cho thấy vai trị của đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu. Mà Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu hiện nay là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hạn chế trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nói chung và đào tạo cấp chứng chỉ cơ bản nói riêng cũng cịn rất nhiều hạn chế, cần phải xem xét lại để khắc phục, nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghiệp vụ đấu thầu.

Luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nghề đấu thầu và những tồn tại, hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu. Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu về đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.

Trong bài khóa luận, em có đưa ra một số khuyến nghị có thể giúp cải thiện chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu đang hoàn thiện, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo và các học viên tham gia q trình đào tạo. Ngồi ra, Trung tâm có thể cải thiệm thêm về chất lượng cơ sở giáo dục và chất lượng giảng dạy.

57

Trong khn khổ bài khóa luận, với hiểu biết và kinh nghiệm cịn hạn chế khơng thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn. Và một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Việt Hưng đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong đề tại nghiên cứu này.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Các văn bản pháp quy về Đấu thầu, NXB Xây Dựng;

2. Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu - Báo cáo của cơ sở đào tạo về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu năm 2018;

3. Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu - Báo cáo của cơ sở đào tạo về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu năm 2019;

4. Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu - Báo cáo của cơ sở đào tạo về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu năm 2020;

5. Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu - Báo cáo của cơ sở đào tạo về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu năm 2021;

6. Học viện Chính sách và Phát triển – Giáo trình Đấu thầu mua sắm; 7. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày ban hành 26/13/2013.

8. Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT ngày ban hành 25/01/2019 quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;

9. Thông tư 10/2010/TT-BKHĐT ngày ban hành 13/05/2010 quy định chi tiết về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

10. Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT ngày ban hành 05/05/2016 quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;

11. Quy chế hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu – 2019;

Website

59

PHỤ LỤC

1. Chương trình khung đối với đào tạo đấu thầu cơ bản

Nội dung chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu do cơ sở đào tạo quy định nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019- BKHĐT.

Chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu: Chuyên đề 1: Tổng quan về lựa chọn nhà thầu

Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Mục tiêu của lựa chọn nhà thầu; Quá trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu trên thế giới và tại một số nước; Q trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu tại Việt Nam; Tác động của đấu thầu trong quá trình triển khai dự án; Các khái niệm sử dụng trong lựa chọn nhà thầu; Các đối tượng áp dụng; Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu.

Chuyên đề 2: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Chuyên đề 3: Quy trình lựa chọn nhà thầu

Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Quy trình lựa chọn danh sách ngắn; Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gói thầu hàng hố, xây lắp, phi tư vấn, hỗn hợp; Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; Quy trình chào hàng cạnh tranh; Quy trình chỉ định thầu; Quy trình mua sắm trực tiếp; Quy trình tự thực hiện; Quy trình lựa chọn nhà thầu cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn; Quy trình lựa chọn cộng đồng tham gia thực hiện gói thầu.

Chuyên đề 4: Lựa chọn nhà thầu qua mạng

60

đấu thầu qua mạng; Mục đích, lợi ích của việc triển khai đấu thầu qua mạng; Kinh nghiệm quốc tế và quá trình triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam; Giới thiệu về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các chức năng và các yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các chi phí trong đấu thầu qua mạng; Quy trình tổng quát thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng; Trách nhiệm của các bên, của cơ quan quản lý, vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng tại Việt Nam.

Chuyên đề 5: Hợp đồng

Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Nguyên tắc chung của hợp đồng; Hồ sơ hợp đồng; Điều kiện ký kết hợp đồng; Nguyên tắc và điều kiện điều chỉnh hợp đồng; Bảo đảm thực hiện hợp đồng; tạm ứng, thanh toán; bảo hành; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng.

Chuyên đề 6: Bảo đảm liêm chính trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Quản lý nhà nước về hoạt động lựa chọn nhà thầu; Giải quyết kiến nghị, tranh chấp trong đấu thầu; Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động đấu thầu

Cuối cùng, kiểm tra trắc nghiệm cuối khóa. Cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với chủ đầu tư: Chuyên đề 1: Tổng quan về lựa chọn nhà đầu tư

Mục tiêu của lựa chọn nhà đầu tư; quá trình hình thành và phát triển công tác lựa chọn nhà đầu tư tại Việt nam; tác động của đấu thầu trong quá trình triển khai dự án; các khái niện sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư; các đối tượng áp dụng; nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu

61

Chuyên đề 2: Quy định chung về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, đầu tư dự án có sử dụng đất

Các pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP); dự án đầu tư có sử dụng đất

Chuyên đề 3: Sơ tuyển và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

Sơ tuyển; kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;

Chuyên đề 4: Quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP

Quy trình đấu thầu rộng rãi; quy trình đấu thầu rộng rãi dự án PPP nhóm C; quy trình chỉ định thầu.

Chuyên đề 5: Quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Quy trình đấu thầu rộng rãi; quy trình chỉ định thầu

Chuyên đề 6: Hợp đồng

Nguyên tắc chung của Hợp đồng; hồ sơ hợp đồng; điều kiện ký hợp đồng; bảo đảm thực hiện hợp đồng; tạm ứng, thanh toán, bảo hành; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dự án.

Chuyên đề 7: Bảo đảm liêm chính trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

Quản lý nhà nước về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư; giải quyết kiến nghị, tranh chấp trong đấu thầu; xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động đấu thầu

Kiểm tra trắc nghiệm cuối khóa - Cấp Chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Chương trình khung về đào tạo đấu thầu qua mạng Phần nội dung lý thuyết

Chuyên đề 1: Giới thiệu tổng quát về Hệ thống đấu thầu qua mạng

Hệ thống kiến thức văn bản pháp quy liên quan; cập nhật điểm mới trong thông tư 11/2019/TT-BKHĐT; ưu điểm của quy trình Đấu thầu qua

62

mạng và Đấu thầu truyền thống; giới thiệu giao diện Hệ thống đấu thầu qua

Một phần của tài liệu Thực trang công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)