v. Phương pháp nghiên cứu
2.3 KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Thang đo Sự thoả mãn thù lao PSQ và thang đo sự gắn kết với tổ chức của Meyer là những thang đo thể hiện những khía cạnh khác nhau (cịn được gọi là chiều hướng). Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ để loại bớt đi những biến quan sát, những thành phần không đạt điều kiện trước khi tiến hành các phân tích khác của đề tài.
2.3.1 Tóm tắt các điều kiện trong đánh giá độ tin cậy của thang đo
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1.0 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [16].
Theo Hair (1998), thì hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nên > 0.5
và Cronbach’s Alpha nên ≥ 0.7. Đối với kiểm định Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này, điều kiện chấp nhận biến quan sát được đề nghị:
-Thứ nhất: Giá trị Cronbach’s Alpha phải > 0.7
-Thứ hai: Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất trong thành phần phải > 0.5
2.3.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo PSQ
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự thỏa mãn thù lao có 18 biến đo lường 4 thành phần: Thu nhập chính, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất khơng hài lịng, và bậc 5 là Rất hài lòng.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được thể hiện trên bảng 2.1 bên dưới cho thấy, các thành phần dự định đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Ngồi ra, Cronbach’s Alpha nếu loại từng biến quan sát trong mỗi thành phần thì đều thấp hơn Cronbach’s Alpha ban đầu (khi chưa loại biến nào cả) của chính thành phần ấy.
Mặt khác hệ số tương quan biến-tổng trong mỗi thành phần đều cao hơn 0.5, trừ thành phần Tăng lương có biến R4 (“Cách thức tổ chức xác định nâng lương cho tơi”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.483 < 0.5 (thấp hơn điều kiện đề ra ban đầu).
Stt Thành phần Số biến Cronbach’s Alpha
(phải > 0.7)
Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất (phải > 0.5)
1 Mức lương 4 0.864 0.635
2 Các phúc lợi 4 0.887 0.717
3 Tăng lương 4 0.783 0.483
4 Cơ chế lương 6 0.865 0.586
Bảng 2-2: Tóm tắt kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho các thành phần của thang đo PSQ
Tuy nhiên ta chưa vội loại bỏ biến này mà để cho bước phân tích EFA tiếp theo sẽ kết luận rõ ràng hơn về R4. Do đó ở bước kiểm tra này ta chỉ tạm thời lưu ý chấp nhận cả 4 thành phần và chưa thực sự loại biến nào trong tổng số 18 biến của thang đo PSQ (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 9).
2.3.3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo Meyer
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự gắn kết với tổ chức có 16 biến đo lường 4 thành phần: gắn kết bằng cảm xúc, gắn kết bằng hành vi, gắn kết vì cảm thấy
khan hiếm việc làm, và gắn kết bằng thái độ. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất khơng đồng ý, và bậc 5 là Rất đồng ý.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được thể hiện trong bảng 2-2 cho thấy các biến thành phần được dự định đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Mặt khác hệ số tương quan biến-tổng trong mỗi thành phần đều cao hơn 0.5, trừ thành phần gắn kết bằng hành vi có biến C5 (“Một lý do khiến tơi tiếp tục làm việc cho tổ chức này là sự bỏ việc đòi hỏi nhiều hy sinh cá nhân vì nơi khác có thể khơng đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi mà tơi đã có ở đây”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.349 < 0.5 (rất thấp, chưa đạt điều kiện đề ra ban đầu).
Stt Thành phần Số
biến
Cronbach’s Alpha
(phải >0.7)
Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất (phải >0.5)
1 Gắn kết bằng cảm xúc 4 0.851 0.669
2 Gắn kết bằng hành vi 4 0.815 0.593
3 Gắn kết vì cảm thấy khan hiếm việc làm 4 0.804 0.349
4 Gắn kết bằng thái độ 4 0.861 0.656
Bảng 2-3: Tóm tắt kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho các thành phần của thang đo Meyer
Kết quả kiểm định cũng cho thấy nếu biến này được loại bỏ, ta sẽ có Cronbach’s Alpha của nhóm đạt 0.864 cao hơn Cronbach’s Alpha lúc cịn đủ 4 biến (là 0.804). Do đó biến C5 này cần phải được loại bỏ khỏi nhóm. Ở bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo, ta sẽ củng cố việc quyết định loại bỏ biến C5 này là thật sự là hợp lý hay chưa
(vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 10).