v. Phương pháp nghiên cứu
2.6 TÓM TẮT CHƯƠNG II
Chương 2 trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu và kết quả xử lý sơ bộ bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu.
Kết quả cho thấy thang đo PSQ 18 biến quan sát qua kiểm định bị loại bỏ 1 biến R4 (“Cách thức tổ chức xác định nâng lương cho tơi”) nên chỉ cịn lại 17 biến. Các biến nhân tố (biến mới) được trích ra gồm: Thu nhập chính, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương. Kết quả này là đúng với dự tính ban đầu là 4 nhân tố. Cả 4 biến mới đều được tính tốn bằng phương pháp lấy trung bình cộng của các biến trong nhóm đo lường ra nó.
Kết quả cũng cho thấy thang đo Meyer hiệu chỉnh 16 biến quan sát qua kiểm định bị loại bỏ 1 biến C5 (“Một lý do khiến tôi tiếp tục làm việc cho tổ chức này là sự bỏ việc địi hỏi nhiều hy sinh cá nhân vì nơi khác có thể khơng đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi mà tơi đã có ở đây”) nên chỉ cịn lại 15 biến. Các biến nhân tố (biến mới) được trích ra gồm: gắn kết bằng cảm xúc, gắn kết bằng hành vi, gắn kết vì khan hiếm việc làm thay thế, và gắn kết bằng thái độ. Kết quả này là đúng với dự tính ban đầu là 4 nhân tố. Cả 4 biến mới cũng đều được tính tốn bằng phương pháp lấy trung bình cộng của các biến trong cùng nhóm đo lường ra nó.
CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Với kết quả khả quan từ chương 2 nói trên, ta đã có một cơ sở tương đối vững chắc về các thang đo và mẫu khảo sát đáng tin cậy để tiếp tục tiến hành các phân tích chính của đề tài trong chương 3.
Chương 3 thể hiện kết quả đo lường hai biến sự thỏa mãn thù lao và sự gắn kết với tổ chức cùng các thành phần phần của chúng. Các kết quả phân tích tác động của sự thỏa mãn thù lao đến các thành phần của Sự gắn kết tổ chức thơng qua phân tích hồi quy và so sánh các biến nghiên cứu giữa các doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu khác nhau cũng được trình bày. Trước tiên, thống kê mơ tả các biến nghiên cứu được giới thiệu.