v. Phương pháp nghiên cứu
2.5 KIỂM ĐỊNH LẠI ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO SAU EFA
2.5.1 Kiểm định lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo PSQ
Kiểm định lại độ tin cậy của các nhóm biến sau khi phân tích EFA ta được kết quả:
Stt Thành phần Số biến
Cronbach’s Alpha
(phải > 0.7)
Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất (phải > 0.5)
1 Mức lương 4 0.864 0.635
2 Các phúc lợi 4 0.887 0.717
3 Tăng lương 3 0.783 0.581
4 Cơ chế lương 6 0.865 0.586
Bảng 2-12: Tóm tắt kiểm định lại Cronbach’s Alpha cho các thành phần thang đo PSQ
Bảng 2-7 cho ta thấy sau khi loại bỏ biến R4 khỏi nhóm Tăng lương, hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất đạt giá trị 0.581 > 0.5 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm này là 0.783 > 0.7. Tức là việc loại biến R4 ra khỏi thang đo PSQ trong nghiên cứu là phù hợp.
2.5.2 Kiểm định lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo Meyer
Stt Thành phần Số biến
Cronbach’s Alpha
(phải >0.7)
Hệ số tương quan biến- tổng bé nhất (phải >0.5)
1 Gắn kết bằng cảm xúc 4 0.851 0.669
2 Gắn kết bằng hành vi 4 0.815 0.593
3 Gắn kết vì cảm thấy khan hiếm việc làm 3 0.864 0.725
4 Gắn kết bằng thái độ 4 0.861 0.656
Bảng 2-13: Tóm tắt kiểm định lại Cronbach’s Alpha cho các thành phần thang đo Meyer
Bảng 2-12 cho ta thấy sau khi loại bỏ biến C5 khỏi nhóm Tăng lương, hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất đạt giá trị 0.725 > 0.5 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm này là 0.864 > 0.7. Tức việc loại biến C5 ra khỏi thang đo Meyer trong nghiên cứu là phù hợp.