Các biện pháp không mang tính chế tài

Một phần của tài liệu công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam và một số đề xuất (Trang 73 - 80)

Hợp đồng mua bán nói riêng, hợp đồng dân sự nói chung sinh ra nhằm đem lại cho các bên lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi (nói cách khác, chính bởi những lợi ích hợp pháp được mong đợi, mà các bên tiến tới giao kết và thực hiện hợp đồng). Chính vì vậy, trước việc không thực hiện đúng hợp đồng, những biện pháp cho phép hợp đồng được thực hiện đầy đủ luôn được ưu tiên xem xét và áp dụng (những biện pháp này cùng phần nào thể hiện sự đảm bảo nguyên tắc thiện chí giữa các bên tham gia hợp đồng) Điều này cũng giải thích tại sao LTM lại quy định chế tài đầu tiên trong các loại chế tài thương mại là buộc thực hiện đúng hợp đồng (Khoản 1 điều 292 LTM). Và CISG có những quy định về các biện pháp không mang tính chế tài.

Biên pháp gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Khoản 1 điều 47 và khoản 1 điều 63 CISG; điều 298 LTM quy định về việc bên bị vi phạm gia có thể gia hạn một thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tức là chấp nhận một “thời hạn bổ sung hợp lý” để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (bên bị vi phạm đương nhiên vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại). Có thể nhận định rằng quy định này của pháp luật Việt Nam và CISG là rất hợp lý. Bởi lẽ, trong trường hợp vi phạm hợp đồng về mặt thời gian (thời hạn) thì việc (buộc) thực hiện đúng hợp đồng rõ ràng là không khả thi (hiển nhiên các bên không thể quay ngược thời gian tại thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện đúng hợp đồng). Việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ (nhằm thực hiện đúng hợp

đồng) đồng thời cũng thể hiện được sự thiện chí của mỗi bên tham gia hợp đồng (bên bị vi phạm thiện chí tạo điều kiện về mặt thời hạn để bên vi phạm – nếu thiện chí – sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng trong thời hạn bổ sung này).

Khi một bên đã vi phạm hợp đồng, điều đương nhiên sẽ dẫn tới việc lợi ích bị xâm phạm của bên bị vi phạm. Bởi vậy pháp luật Việt Nam và CISG có lý khi quy định bên bị vi phạm trong một chừng mực nào đó (vì thiện chí) sẽ "có thể" chấp nhận gia hạn. Cần phải nhận định quy định về việc "có thể chấp nhận" một "thời hạn bổ sung hợp lý" là rất mềm dẻo. Bởi lẽ, một mặt nó đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bên bị vi phạm (bên bị vi phạm trong trường hợp này có quyền xem xét liệu hậu quả do việc vi phạm liệu có đem lại một “thiệt hại nghiêm trọng” để trở thành một “vi phạm cơ bản” hay không; hiển nhiên vì quyền lợi của mình bên bị vi phạm sẽ cân nhắc lợi ích chệnh lệch giữa việc hủy hợp đồng và áp dụng biện pháp gia hạn để bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng), mặt khác nó không hạn chế sự thiện chí, hợp tác tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên vi phạm (trong trường hợp vi phạm xảy ra không cố ý). Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, một thời hạn như thể nào được chấp nhận là một "thời hạn bổ sung hợp lý", và khi một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi phạm liệu có (còn thiện chí) chấp nhận gia hạn cho bên vi phạm không (cần lưu ý rằng do nguyên nhân khách quan nhưng chưa thể coi là sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm không cố ý vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, và có thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng, sẽ là không công bằng khi bên bị vi phạm không gia hạn thời hạn cho họ)

LTM chỉ ghi nhận tại khoản 1 Điều 299 trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm không có quyền áp dụng chế tài nào khác (trong đó có hủy hợp đồng) ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, đối với bên bị vi phạm nếu không thiện chí (rõ ràng là không cần tỏ ra thiện chí bởi lợi ích của họ đã bị xâm phạm) chắc chắn sẽ không gia hạn thời hạn bổ sung để thực hiện hợp đồng cho bên vi phạm. Và như vậy, quy định về biện pháp gia hạn thời hạn để tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không thể đạt hiệu quả (Mặc dù khoản 2 Điều 299 LTM quy định rằng bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên vi phạm không thực hiện đúng hợp đồng

trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, tuy nhiên khoản 4 Điều 312 lại chỉ ra rằng chỉ khi các bên thỏa thuận hoặc hành vi không thực hiện đúng hợp đồng cấu thành một vi phạm cơ bản thì mới có thể hủy hợp đồng – mà để có thể xác định một vi phạm cơ bản là vô cùng khó và tùy thuộc vào sự phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, như đã trình bày ở phần vi phạm cơ bản)

Nhằm khuyến khích, và bảo vệ nguyên tắc thiện chí và hợp tác, CISG quy định những điều khoản về sự ràng buộc của việc gia hạn thời hạn bổ sung hợp lý cho bên vi phạm với quyền được hủy hợp đồng của bên bị vi phạm. Điểm b khoản 1 Điều 49 và điểm b khoản 1 Điều 64 CISG quy định nếu việc không thực hiện đúng hợp đồng không cấu thành một vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm không có quyền hủy hợp đồng nếu như chưa gia hạn thời hạn bổ sung cho bên vi phạm (bên bị vi phạm vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại – theo khoản 2 điều 47 và khoản 2 điều 63 CISG). Với việc đặt ra sự ràng buộc của việc gia hạn thời hạn bổ sung với quyền hủy hợp đồng của bên bị vi phạm, rõ ràng sẽ có tác động lớn đến việc bên vi phạm chấp nhận một thời hạn bổ sung thêm dành cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (vấn đề bên bị vi phạm đặt ra một thời hạn bổ sung không hợp lý đối chiếu với tình hình khách quan của bên vi phạm sẽ không được bàn ở đây).

Các nhà làm luật Công ước cũng tỏ rõ sự tôn trong ý chí của mỗi bên tham gia hợp đồng khi khoản 2 Điều 47 và khoản 2 Điều 63 CISG quy định rằng bên vi phạm có quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng trong thời hạn bổ sung được bên bị vi phạm gia hạn (đây cũng chính là căn cứ tiến tới việc hủy hợp đồng ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 49 và điểm b khoản 2 Điều 64 CISG; và đương nhiên bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại)

Từ sự phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, trong tương lai, LTM nên đưa thêm một điều khoản (cụ thể) ghi nhận sự ràng buộc pháp lý giữa việc gia hạn thời hạn bổ sung để thực hiện hợp đồng (trong trường hợp việc không thực hiện đúng hợp đồng không cấu thành một vi phạm cơ bản) và chế tài hủy hợp đồng, ví dụ như quy định thêm điểm c tại khoản 4 Điều 312 LTM rằng bên bị vi phạm có thể tuyên bố hủy hợp

đồng trong trường hợp bên vi phạm không tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc tuyên bố không tiếp tục thực hiện hợp đồng trong thời hạn bổ sung đã được gia hạn

Biện pháp loại trừ thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của người bán.Khoản 2 Điều 297 LTM quy định: "Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng lọa, loại dịch khác để thay thê nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm". Theo như quy định này, người bán bắt buộc phải thực hiện các hành động loại bỏ thiếu sót, tức là buộc thực hiện đúng hợp đồng về chất lượng, số lượng của hàng hóa. Cần phải nhận định rằng, quy định này của LTM không chỉ bảo vệ lợi ích của người mua (lợi ích của người mua hiển nhiên bị xâm phạm), mà còn là một nỗ lực để cứu vãn một hợp đồng đang có nguy cơ bị hủy bỏ, cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng nhằm bảo đảm quyền của người bán (người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền sau khi bên bán thực hiện việc loại bỏ thiếu sót – theo quy định tại khoản 2 Điều 207 LTM), cũng như duy trì mối quan hệ thượng mại giữa hai bên Tuy nhiên, việc khắc phục này của người bàn phải thực hiện trong thời hạn (thời gian) như thế nào thì LTM hoàn toàn không đề cập đến. Rõ ràng việc thực hiện loại bỏ thiếu sót của hàng hóa nhằm mục đích tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu hành động này của người bán có dẫn tới một sự chậm trễ hay trở ngại vô lý nào đó cho người mua hay không, kéo theo đó là lợi ích của người mua vẫn bị xâm phạm thì liệu mục đích khi tiếp tục thực hiện hợp đồng giữa các bên có được đảm bảo không? (Nếu việc không thực hiện đúng hợp đồng của bên bán cấu thành một vi phạm cơ bản thì rõ ràng việc tiếp tục hợp đồng là rất khó trên thực tế, bởi bên mua đã bị xâm phạm lợi ích một cách nghiêm trọng và có quyền tuyên bố hủy hợp đồng, bởi vậy vấn đề này sẽ không được nhóm nghiên cứu trình bày ở đây).

Quy định về quyền loại bỏ thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên bán, khoản 1 Điều 48 CISG quy định: Với điều kiện tuân thủ các quy định về tuyên bố hủy hợp đồng, "…người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý và không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay sự không chắc chắn về việc người bán hoán trả các phí tổn mà người mua phải gánh chịu. Tuy nhiên người mua vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Công ước này". CISG đã rất chính xác, mà thực chất là mềm dẻo trong việc quy định về thời hạn (không cụ thể) cho bên bán thực hiện quyền loại bỏ thiếu sót, đó là việc người bán có quyền loại bỏ thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chỉ khi việc đó không gây ra những trở ngại vô lý hay việc người bán sẽ không hoàn trả các phí tổn mà người mua phải chịu. Việc một bên không thực hiện đúng hợp đồng loại bỏ các thiếu sót của mình mà dẫn tới việc lợi ích của bên còn lại trong hợp đồng tiếp tục bị xâm phạm thì rõ ràng hành động này của bên vi phạm là không cần thiết (và phải bị ngăn chặn).

Từ phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu cho rằng pháp luật Việt Nam (cụ thể là LTM) cần điều chỉnh bổ sung yếu tố về thời gian (thời hạn) cho việc loại bỏ thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của người bán, LTM có thể thêm một quy định vào phần cuối của khoản 2 Điều 297 đó là : Những hành động trên của người bán chỉ có thể thực hiện trong trường hợp những hành động đó không gây ra những trở ngại phi lý cho người mua về mặt thời gian hay phí tổn.

Biện pháp giảm giá hàng. Điều 50 CISG quy định về việc áp dụng biện pháp giảm giá (hay quyền được giảm giá của người mua): "Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa, người mua có thể giảm giá hàng căn cứ theo tỷ lệ sự khác biệt giữa giá trị thực của hàng hóa và lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán lọai trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chôi chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng". (Các Điều 37 và 38 CISG quy

định về quyền được khắc phục thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của người bán, cũng như quyền chấp nhận hay không việc thực hiện khắc phục đó). Có thể thấy, việc quy định về biện pháp giảm giá của CISG là rất hợp lý. Bởi lẽ khi giá trị thực của hàng hóa tại thời điểm được giao có sự khác biệt với giá trị hàng hóa quy định trong hợp đồng, điều hiển nhiên là người bán đã không thực hiện đúng hợp đồng, kéo theo là thiệt hại (tất yếu) của người mua, và vì vậy, người mua (đương nhiên) có quyền áp dụng biện pháp giảm giá (hay yêu cầu người bán giảm giá). Tuy nhiên, Công Ước đã rất công bằng khi chỉ cho phép người mua được giảm giá hàng khi người bán đã không tiến hành các hành động khắc phục thiếu sót (tức là người bán đã không thiện chí và hợp tác khi thực hiện hợp đồng), ngược lại nếu người bán thể hiện được sự thiện chí và hợp tác của mình khi thực hiện việc khắc phục thiếu sót, thì trên nguyên tắc cơ bản thiện chí, hợp tác khi thực hiện hợp đồng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, người mua sẽ không đươc giảm giá (người mua vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này). Sự công bằng của Công Ước còn thể hiện ở chỗ, việc người mua được giảm giá hàng, phải căn cứ theo tỷ lệ khác biệt giữa giá trị thực của hàng hóa tại thời điểm giao với giá trị hàng hóa quy định trong hợp đồng, chứ không căn cứ theo thiệt hại thực tế mà người mua phải chịu do sự khác biệt trên (hiển nhiên thiệt hại có thể tính toán được trên thực tế của người mua chỉ được xem xét trong trường hợp đòi bồi thường thiệt hại).

Từ các phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy, sẽ là rất thiếu sót khi pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ về quyền được giảm giá hàng của người mua, nên chăng có thể quy định như sau: Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp vói hợp đồng, người mua có quyền được giảm giá hàng căn cứ theo tỷ lệ sự khác biệt giữa giá trị thật của hàng hóa tại thời điểm được giao so với giá trị của hàng hóa được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót của mình trong thời hạn hợp đồng hoặc trong thời hạn bổ sung hợp lý, hoặc người mua từ chối chấp nhận việc khắc phục thiếu sót của người bán, thì người mua không được giảm giá hàng.

Một điều cuối mà nhóm nghiên cứu muốn đề cập trong phần này, đó là việc LTM quy định biện pháp gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ và biện pháp loại trừ thiếu sót

trong việc thực hiện nghĩa vụ của người bán thuộc về chế tài thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, còn CISG thì không (đúng hơn là Công ước không có bất kỳ quy định nào về vấn đề chế tài bởi tính mềm dẻo và hòa hợp của nó, CISG chỉ dùng tới thuật ngữ "biện pháp" tuy nhiên những biện pháp mà một bên không hề có quyền được nêu trong biện pháp đó thì tinh thần có thể được hiểu như là một "chế tài"), cụ thể là CISG ghi nhận việc bên vi phạm có quyền tuyên bố không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo lô-gic thông thường, bên có lỗi đương nhiên phải chịu trách nhiệm về lỗi mà mình gây ra, tuy nhiên cần phải nhận định rằng, hợp đồng được sinh ra bởi ý chí muốn đạt được lợi ích thông qua thỏa thuận hợp tác của các bên tham gia trong hợp đồng, và khi một bên nhận thấy lợi ích của mình không bị thay đổi (thậm chí là đạt được lợi ích) thì sẽ không còn lý do nào để họ tiếp tục thực hiện hợp đồng. Và khi đó, CISG ghi nhận họ có quyền tuyên bố không tiếp tục thực hiện hợp đồng (hiển nhiên bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho

Một phần của tài liệu công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam và một số đề xuất (Trang 73 - 80)