Nghĩa vụ của người bán

Một phần của tài liệu công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam và một số đề xuất (Trang 32 - 43)

Phần 3 CISG "Mua bán hàng hóa" bao gồm khá nhiều điều khoản quy định về việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên chương bao gồm những quy định về nghĩa vụ các bên là chương quan trọng và thể hiện tính ưu việt nhất của Công ước.

Nhìn chung, nghĩa vụ của người bán về cơ bản được quy định khái quát tại Điều 30 CISG: "Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này". Giống như các phần khác, cần phải nhấn mạnh rằng các bên ràng buộc mình bởi quyền và nghĩa vụ qua lại và những thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng là tối cao và chỉ có thể được bổ sung bởi những điều khoản trong Công ước. Do đó, Công ước đóng vai trò hỗ trợ; cung cấp, đề xuất cho các bên những phần mà các bên có thể bỏ sót và giúp các bên giải quyết những vấn đề hợp đồng. Về cơ bản, nội dung chính của Công ước quy định 3 nghĩa vụ cơ bản của người bán, những nghĩa vụ bổ sung được xác định bởi các điều khoản của hợp đồng và bởi những quy định của Công ước nhưng linh hoạt theo từng mặt hàng và cách áp dụng trong mỗi lĩnh vực.3 Tương tự như quy định này tại Điều 34 LTM. Để tiện cho việc theo dõi, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu dựa trên hai phần chính về nghĩa vụ của người bán: nghĩa vụ giao hàng về mặt thực tế và nghĩa vụ giao hàng về mặt pháp lý.

2.2.1.1. Nghĩa vụ giao hàng về mặt thực tế

a. Địa điểm và thời gian giao hàng

Địa điểm giao hàng. Công ước không có một định nghĩa cụ thể nào về "giao hàng", tuy nhiên vấn đề về nghĩa vụ giao hàng của người bán cần được giải quyết theo 3 khía cạnh: ở đâu, khi nào và như thế nào.

Trước tiên, nói về địa điểm giao hàng, gần như không có sự khác nhau đặc biệt nào giữa quy định của CISG và luật Việt Nam. Khoản 1 Điều 35 LTM quy định: "Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận". Đây có thể được coi là một quy định cứng của luật Việt Nam cũng như ý đồ chung của CISG. Trên thực tế, địa điểm giao hàng thường được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong đơn đặt hàng sau đó.4 Quy định

3 Philippe Kahn, "Jurisclasseur", Fasc. 565-A-5: Vente commerciale internationale, tr. 26.

về địa điểm giao hàng không phải chỉ để xác định một nơi chốn cụ thể mà xa hơn là xác định việc chuyển giao rủi ro cũng như chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. Do đó, các bên cần thiết phải thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không thì được giải quyết theo luật chọn áp dụng.

Luật Việt Nam quy định trong trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giữa hai bên thì địa điểm giao hàng được xác định theo Khoản 2 Điều 35 LTM và Điều 433 BLDS dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 284 BLDS. Dựa vào tính chất của hàng hóa, các nhà làm luật Việt Nam đã giải quyết vấn đề này bằng cách phân biệt địa điểm giao hàng của hàng hóa bất động sản và động sản. Cũng theo ý chí của BLDS, LTM quy định nếu hàng hóa là vật gắn liền với đất đai (bất động sản) thì "bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng đó" (Điểm a Khoản 2 Điều 35 LTM). Điều này là chắc chắn phù hợp dựa trên thực tế mua bán hàng hóa, tuy nhiên, đối với mua bán hàng hóa quốc tế thì vấn đề này sẽ không được nói đến như trong CISG.

Đối với hàng hóa cần được vận chuyển được thỏa thuận trong hợp đồng thì cả luật Việt Nam và CISG đều quy định như nhau về địa điểm chuyển giao hàng hóa "cho người chuyên chở đầu tiên", có nghĩa là người vận chuyển này phải nhận hàng từ người bán và có trách nhiệm đối với hàng hóa thay người mua trong suốt hành trình chuyên chở. Đây cũng được coi là điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua và chấm dứt nghĩa vụ đối với hàng hóa của người bán. Ngoài ra, luật cũng quy định địa điểm chuyển giao hàng hóa tại một nơi nào đó có hàng hóa là "hàng đặc định" hoặc "hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định" hoặc "phải được chế tạo hay sản xuất ra vào lúc ký kết hợp đồng" (Điều 31.b CISG và Điểm c Khoản 2 Điều 35 LTM) hay tại "trụ sở thương mại của người bán" (Điều 31.c và Điểm d Khoản 2 Điều 35 LTM). Những quy định này là khá quan trọng vì trên thực tế nó không chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh mà địa điểm giao hàng còn được đề cập để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro và sự phù hợp của hàng hóa.5 Tại một số quốc gia, điều khoản này cũng được dùng

để xác định vấn đề về quyền tài phán.6 Trong một số trường hợp đặc biệt, thỏa thuận có hiệu lực rằng người bán có nghĩa vụ giao hàng tại nơi người mua có trụ sở kinh doanh, điều khoản này có thể được điểu chỉnh bởi điều khoản DDP7 quy định trong Incoterm.8

Mặt khác, địa điểm kinh doanh của khách hàng của người mua mà tại đó người mua phải giao hàng cũng có thể được lựa chọn là địa điểm giao hàng. Trong hai trường hợp trên nghĩa vụ của người bán bao gồm cả vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng hóa bị thiệt hại trong lúc quá cảnh thì người bán bị coi là đã vi phạm hợp đồng.9 Trường hợp địa điểm giao hàng được đề cập tại Điều 31.b CISG dường như ít xảy ra trong thương mại quốc tế. Một mặt bởi vì nó chỉ xảy ra tại nơi mà người mua có nghĩa vụ phải nhận những hàng hóa đặc biệt như máy móc hoặc ô tô tại nơi mà hai bên đều biết vào lúc ký kết hợp đồng. Mặt khác, nó chỉ có thể liên quan đến những loại hàng hóa đặc định10 hoặc hàng hóa được sản xuất hay chế tạo, trong trường hợp không chắc chắn, được đặt tại địa điểm dự trữ hoặc sản xuất, chế tạo. Ví như, một số lượng đá từ mỏ đá, một lượng rượu từ vụ mùa tại một vườn nho nào đó hay những loại hàng hóa như thế. Điều 31.b CISG cũng có thể áp dụng đối với hàng hóa được bảo quản hoặc hàng hóa đang được vận chuyển trên biển. Trong những trường hợp này, "đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua" có nghĩa là người bán sẽ chuyển chứng từ và giấy tờ tương ứng với hàng hóa cho người mua. Như vậy, trong trường hợp này việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng có thể xảy ra tại một thời điểm khác so với việc chuyển giao rủi ro.

Về địa điểm chuyển giao hàng hóa không phải bất động sản thì dường như có sự xung đột giữa quy định của BLDS và LTM. Trong khi Điểm d Khoản 2 Điều 35 LTM quy định: "Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán" thì BLDS quy định địa

6 Quyền tài phán được hiểu là khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng, Tòa án hay trọng tài của quốc gia nào có thẩm quyền xét xử vụ án. Dựa vào địa điểm chuyển giao hàng hóa cũng có nghĩa là sử dụng "hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi".

7 DDP = Delivery Duty Paid: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu.

8 Incoterms = International Commerce Terms: Các điều khoản thương mại quốc tế.

9 link: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem10.html#5 truy cập ngày 27/03/2014.

10 Trong BLDS và LTM đều không định nghĩa về hàng đặc định mà BLDS chỉ nêu "vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là "nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản". Như vậy, ta có thể thấy sự khác nhau khá rõ ràng giữa hai quy định trên của luật Việt Nam. LTM cũng như CISG quy định địa điểm giao hàng là trụ sở thương mại của bên bán, ngược lại nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền (có nghĩa là người mua) lại được quy định trong BLDS. Vậy, giải pháp nào được áp dụng và phù hợp nhất cho các bên trong HĐMBHH là một câu hỏi lớn được đặt ra trong trường hợp này. Người Việt Nam thường có thói quen ký kết hợp đồng cũng như nhận hàng tại trụ sở của người bán, nó chủ yếu đề cập trong hợp đồng dân sự. Tuy nhiên hiện nay nó cũng đang diễn ra không ít đối với hợp đồng thương mại.11 Trên thực tế, điều này không còn phù hợp với một nền kinh tế mở mà các bên bây giờ đều nắm rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, LTM cũng như CISG là nguồn luật áp dụng chiếm ưu thế hơn trong trường hợp này.

Thời hạn giao hàng. Quy định chung về thời hạn giao hàng được quy định hầu như giống nhau trong LTM và CISG. Ở đây, dường như LTM đã có sự kế thừa từ những quy định của CISG. Theo đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng vào đúng thời điểm được ấn định trong hợp đồng hoặc được xác định bằng cách tham chiếu vào hợp đồng. Việc ấn định một thời hạn giao hàng là quyền tự do thỏa thuận của các bên và rất được chú trọng bởi tính chất của hàng hóa, thời điểm kinh doanh và kể cả chi phí liên quan đến hàng hóa tại thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng đã ấn định một khoảng thời gian cụ thể để người bán thực hiện nghĩa vụ thì khoảng thời gian này cần phải được tuân thủ. Nếu trong trường hợp thời hạn giao hàng không được quy định cụ thể nhưng được ấn định một cách trực tiếp hay gián tiếp trong một khoảng thời gian nào đó, ví như hợp đồng quy định "ba tháng sau khi ký kết hợp đồng" thì người bán phải giao hàng trong khoảng thời gian nói trên, khoảng thời gian người bán lựa chọn trừ trường hợp quyền đó thuộc về người mua. Vấn đề ấn định thời gian giao hàng cho thấy sự khác nhau giữa LTM và CISG. Điều 33 CISG quy định trong trường hợp đặc biệt, người mua có quyền ấn định ngày giao hàng. Nó nói đến những trường hợp đặc biệt mà ở đó người mua là người phải

11 Nguyễn Minh Hằng, 2009, "La convention de Vienne de 1980 sur la vente internationale de marchandises et le droit Vietnamien de la vente".

tổ chức việc vận chuyển hàng hóa hoặc lưu kho hàng hóa.12 Ví dụ như thỏa thuận mua bán hàng hóa theo điều kiện FOB13 hay FAS14 quy định trong Incoterms. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bán thì người mua cần thông báo trước cho bên bán về khoảng thời gian mình chuẩn bị phương tiện cũng như cách thức vận chuyển để bên bán chủ động tính toán thời gian để giao hàng hóa cho phù hợp. Ngược lại, theo Khoản 2 Điều 37 LTM thì "bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn giao hàng và phải thông báo trước cho người mua". Mặc dù, luật Việt Nam quy định người lựa chọn thời điểm giao hàng là người bán nhưng thực tế ở đây quy định vẫn phải tuân theo quy tắc đôi bên cùng có lợi trong thương mại quốc tế bằng cách thông báo cho người mua biết thời điểm giao hàng để người mua chuẩn bị phương tiện, thời gian để nhận hàng.

Như vậy, những quy định trong CISG mặc dù ngắn gọn tuy nhiên lại cô đọng và phù hợp hơn so với luật Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay. Công ước có thể thấy trước được những khó khăn của người mua trong trường hợp tự lo liệu việc vận chuyển hàng hóa. Lường trước được những vấn đề như vậy, CISG không chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh hợp đồng về mặt pháp lý mà còn tính đến những lợi ích mà hai bên đạt được qua việc thực hiện hợp đồng. Do đó, những nhà làm luật của Việt Nam nên cân nhắc, học hỏi điều luật CISG để thay đổi LTM cho phù hợp với nền kinh tế góp phần cải thiện hành lang pháp lý và nâng cao lợi ích kinh tế cho các chủ thể kinh doanh.

Cuối cùng, nếu không một thời hạn nào được các bên ấn định thì hàng hóa phải được giao "trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết".15 Thời hạn hợp lý có thể hiểu là thời hạn thay đổi phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của từng loại hàng hóa: có thể ngắn đối với thực phẩm dễ hư hỏng, có thể dài đối với những tài sản trang bị để sản xuất16, máy móc, phương tiện có thời gian khấu hao lớn. Thực sự đây là một điểm khá linh hoạt của CISG cũng như LTM để các bên tự do lựa chọn và thực hiện nghĩa vụ

12 Nguyễn Minh Hằng, như note 11.

13 FOB = Free On Board: Giao hàng lên tàu (Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi). 14 FAS = Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu (Miễn trách nhiệm dọc mạn tàu nơi đi). 15 Điều 33.c CISG và Khoản 3 Điều 37 LTM.

tùy từng trường hợp cụ thể đồng thời thể hiện sắc nét quy tắc cơ bản về thiện chí trong thương mại quốc tế.

b. Nghĩa vụ đảm bảo an toàn và tính phù hợp của hàng hóa

Nghĩa vụ cơ bản của người bán là giao hàng đúng thời gian và địa điểm quy định, tuy nhiên điều này là chưa đủ vì hàng hóa được giao cần phải phù hợp với hợp đồng và yêu cầu của người mua. Điều này cũng được đặc biệt quan tâm trong Công ước với một mục quy định về "tính phù hợp của hàng hóa" từ Điều 35 đến Điều 40. Đối chiếu với luật Việt Nam, hầu như không thấy sự khác nhau quá lớn giữa những quy định của LTM và CISG.

Thật vậy, người mua mua hàng từ người bán nhất thiết phải có một mục đích cụ thể, có thể là để tiêu thụ, sử dụng hoặc bán lại chúng. Vậy nên, mang lại kỳ vọng và những lợi ích nhất định cho người mua, hàng hóa phải được giao phù hợp với mục đích sử dụng chúng. Đối với từng loại hàng hóa, quy định về phẩm chất, bảo quản hay vận chuyển là khác nhau; do đó, CISG vẫn đặt cao quyền tự do thỏa thuận và yêu cầu từ các bên giao kết hợp đồng.17 Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc xác định tính phù hợp của hàng hóa trở nên khá khó khăn và nhạy cảm khi sự không phù hợp gắn với những tính chất và những yếu tố mà các bên không hề quy định rõ ràng trong hợp đồng. Do đó, trong những trường hợp này, các giải pháp chung đặt ra được quy định tại Điều 35.2 CISG. Theo đó, hàng hóa cần phải phù hợp với mục đích thông thường của nó, thậm chí cả một mục đích cụ thể nào đó mà người bán phải biết. Ví như, khi một chiếc ô tô được bán ra, người bán cần phải đảm bảo chất lượng của xe về việc liệu rằng xe được sử dụng như một phương tiện di chuyển hay một món đồ được trưng bày trong những viện bảo tàng.18 Mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa được coi như một chỉ dẫn khá cơ bản trong việc đánh giá giá trị của hàng hóa. Khi các bên không thỏa thuận về những phẩm chất đặc biệt cụ thể nào của hàng hóa thì hàng hóa phải nhất thiết phù hợp với những mục đích mà miêu tả của hàng hóa đồng loại được sử dụng. Lấy ví dụ, người mua

17 Điều 35.1 CISG.

18 Peter Schlechtriem, "The Seller's Obligations Under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods", link: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem10.html#5 truy cập ngày

Một phần của tài liệu công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nghiên cứu so sánh với pháp luật việt nam và một số đề xuất (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)