KINH VÀ TRUYỆN 64 QUẺ: DỊCH VÀ GIẢNG

Một phần của tài liệu kinhdich (Trang 86 - 87)

Số của mỗi quẻ trong phần dịch này không phải là số trong phương vị 64 quẻ của Phục Hi.

KINH THƯỢNG

(Gồm 30 quẻ đầu)

Trong phần II này tôi sẽ chép chữ Hán, phiên âm và dịch trọn phần Kinh gồm Thóan từ tức lời đóan mỗi quẻ của Văn Vương; và Hào từ, tức lời đón mỗi hào của Chu Cơng.

Thóan Từ và Hào Từ rất gọn, chỉ ghi lại ít chữ, như một thứ “aide memoitre” cho người đọc dễ nhớ thơi (chẳng hạn Thóan Từ quẻ Trung phu số 61 (1). Hào từ hào 4 quẻ Bí số 22 (2); vì vậy rất tối nghĩa, phải có lời giảng mới hiểu được, và dưới mỗi lời dịch, tôi sẽ thêm lời

giảng.

Để giảng Thóan từ, dĩ nhiên tơi phải căn cứ trước hết vào Thóan truyện và Đại tượng

truyện; để giảng Hào từ, tôi căn cứ trước hết vào Tiểu tượng truyện; Tơi sẽ khơng dịch trọn Thóan truyện và Tượng truyện (đại và Tiểu) mà chỉ tóm tắt ý nghĩa và trích dẫn một số câu quan trọng cho xen vào lời giảng.

Riêng về hai quẻ Càn và Khơn, tơi trích dẫn thêm Văn ngơn truyện, và trong một số quẻ khác, tôi cũng lác đác dùng lời bình luận trong Hệ từ truyện mà tơi sẽ dịch trọn và đặt sau phần kinh. Tôi lại tham khảo thêm những chú giải của Chu Hi, lời giảng của Phan Bội Châu, đôi khi của James Legge, của Richard Wilhem, của Cao Hanh, Nghiêm Linh Phong và vài nhà khác nữa.

Dầu mỗi quẻ tôi dẫn một câu trong Tự quái truyện cho biết vì lý do gì cố nhân sắp quẻ đó tiếp theo quẻ trước, nói cách khác, là cho biết sự liên lạc giữa ý của quẻ đó và quẻ trước. Tóm lại, như vậy là trong bảy truyện: Thóan truyện, Tượng truyện, Hệ từ truyện, Văn ngôn truyện, Tự quái truyện, Thuyết quái truyện, Tạp quái truyện, tôi dùng năm truyện đầu để giảng phần kinh, cho xen vào phần kinh, nhưng chỉ dịch trọn Hệ từ truyện thơi; cịn hai truyện Thuyết qi và Tạp qi thì khơng dùng tới.

Chủ trương của tôi giống chủ trương của cụ Phan Bội Châu, chú trọng về ý nghĩa triết lý, nhất là về nhân sinh quan, mà coi nhẹ phần bói tóan, phần huyền bí. Như vậy là phiến diện, không hợp với bản ý của những người đầu tiên đặt ra kinh dịch, nhưng hợp với tư tưởng của Dịch học phái, tức của một số học giả chịu ảnh hưởng của Nho. Lão ở thời Chiến Quốc và đã sọan Thóan truyện, tượng truyện, Văn ngơn truyện một phần Hệ từ truyện làm cho Kinh Dịch thành một tác phẩm triết lý quan trọng ngang với các kinh khác thời Tiên Tần; vì nếu nó chỉ là một sách bói như hồi đầu , thì dân tộc Trung Hoa tất khơng gọi nó là một kinh và coi nó là một mơn học trong các kỳ thi cho mãi tới cuối thế kỷ trước.

Tơi khơng có tham vọng nghiên cứu Kinh dịch , chỉ tìm hiểu được tới đâu rán chép lại tới đấy một cách gọn và sáng để giúp các bạn không biết chữ Hán mà muốn đọc Kinh Dịch.

Bản tôi tham khảo nhiều nhất là bản của cụ Phan Bội Châu (Khai Trí – 1969) mà tơi cho là bản giảng kỹ nhất từ trước đến nay. Chỉ tiếc cụ có lối giảng của một thầy đồ trứơc một nhóm mơn sinh có vốn Hán học kha khá rồi, cho nên hơi rườm rà và nhiều bạn trẻ ngày nay không hiểu được hết, nhất là bản của nhà Khai Trí để sót nhiều lỗi in q, mà khơng đính chính nên càng khó hiểu. Phần dịch này của tơi có thể nói là chỉ diễn lại phần giảng của cụ cho gọn hơn dễ hiểu, dễ nhớ, và thêm vài ý kiến của các nhà khác, thế thôi.

Một phần của tài liệu kinhdich (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)