Quẻ Thuần Khôn: Nội quái, ngoại quái đều là Khôn.

Một phần của tài liệu kinhdich (Trang 91)

I. Quẻ Thuần Càn: Nội quái, ngoại quái đều là Càn.

2. Quẻ Thuần Khôn: Nội quái, ngoại quái đều là Khôn.

坤 : 元, 亨, 利, 牝 馬 之 貞 . 君 子 有 攸 往 . 先 迷 後 得. 主 利 . 西 南 得 朋 . 東 北 喪 朋 . 安 貞 吉 .

Khôn: Nguyên, hanh , lợi, tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi. Tây nam đắc bằng, đông bắc táng bằng. An trinh, cát.

Dịch: Khơn có đức đầu tiên và lớn, hanh thơng, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người qn tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đơng bắc thì mất bạn. An lịng giữ đức bên vững, tốt.

Giảng : Quẻ Càn gồm 6 hào dương, quẻ Khôn gồm 6 hào âm. Càn “tượng” (1) trời thì khơng “tượng” đất. Càn cương kiện thì Khơn nhu thuận. Càn tạo ra vạn vật ở vơ hình, thuộc phần khí; nhưng phải nhờ Khơn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên cơng của Khơn cũng lớn như công của Càn; chỉ khác Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn; cho nên các đức ngun, hanh, lợi, Khơn có đủ như Càn; chỉ riêng về đức trinh (chính và bền) thì Khơn hơi khác: tuy chính và bền nhưng phải thuận. Văn Vương dùng con ngựa cái để “tượng” Khơng: ngựa là giống mạnh mà ngựa cái có tính thuận theo ngựa đực.

Cũng vì Khơn có đức thuận, cho nên khởi xướng phải là Càn, Khôn chỉ tiếp tục công việc của Càn. Người quân tử nếu ở vào địa vị khơn, phải tùy thuộc người trên thì làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn): “Quân tử dĩ tự cường bất tức” là bài học rút ra từ quẻ Càn.

Chu cơng cịn khun đi về phía Tây Nam vì trên Hậu thiên bát qi Khơn ở phía Tây nam (có học giả hiểu là phía Tây và phía Nam) thì được bạn (hoặc được tiền bạc, vì chữ “bằng” cị thể hiểu là bằng hữu, cũng có thể hiểu là bằng bối: bối là vỏ sò ngao xưa dùng làm tiền, 1 bằng là 2 hoặc 10 bối) nếu đi về phía Đơng bắc thuộc dương thì mất bạn (hoặc tiền bạc). Được quẻ này, nến theo những lời khun đó mà an lịng, giữ đức bền vững thì tốt.

Câu “Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc” có người hiểu là: “Người qn tử có đi đâu thì trước lầm sau đúng”, mà khơng giảng tại sao lại như vậy. Hiểu như chúng tơi ở trên thì có lý hơn, làm rõ cái đạo “thuận tịng thì tốt” của Khơn. Chữ “du” ở trong kinh Dịch thường dùng như chữ “sở”

Tác giả Văn Ngơn khơng giảng gì thêm chỉ tóm tắt lại: Đạo Khơn là thuận theo trời mà tiến hành không ngừng.

Hào từ:

Một phần của tài liệu kinhdich (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)