I. Quẻ Thuần Càn: Nội quái, ngoại quái đều là Càn.
9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC: Trên là Tốn (gió) dưới là Càn (trời)
䷀
Tự quái truyện bảo đã nhóm họp, gần vũi với nhau (tỉ) thì phải có chỗ ni nhau, cho nên sau quẻ Tỉ tới quẻ Tiểu súc [ 小 畜 ]
Chữ súc này có nghĩa là ni (như mục súc); lại có nghĩa là chứa, dùng như chữ súc tích (chứa chất), và nghĩa: ngăn lại, kiềm chế.
Thoán từ
小 畜 . 亨 . 密 雲 不 雨 . 自 我 西 郊 .
Tiểu súc: Hanh: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao.
Dịch: Ngăn căn nhỏ (hoặc chứa nhỏ vì chứa cũng hàm cái nghĩa ngăn, bao lại, gom lại) hanh thông. Mây kịt (chưa tan) mà khơng mưa ở cõi tây của ta.
Giảng: Có ba cách giảng theo tượng của quẻ:
- Quẻ Càn (cương kiện) ở dưới quẻ Tốn (nhu thuận) có nghĩa là âm (Tốn) ngăn cản được dương (Càn), nhỏ ngăn cản được lớn.
- Hoặc: Gió (Tốn) bay trên trời (Càn) còn xa mặt đất, sức ngăn cản của nó cịn nhỏ, cho nên gọi là Tiểu súc.
- Xét các hào thì hào 4 là âm nhu đắc vị; hào này quan trọng nhất trong quẻ (do luật: chúng dĩ quả vi chủ) ngăn cản được 5 hào dương , bắt phải nghe theo nó, cho nên gọi là Tiểu súc (nhỏ ngăn được lớn).
Ngăn được hào 2 và hào 5 đều dương cương thì việc chắc sẽ hanh thơng. Nhưng vì nó nhỏ mà sức ngăn cản nhỏ, nên chưa phát triển hết được, như đám mây đóng kịt ở phương Tây mà chưa tan, chưa mưa được. Theo Phan bội Châu, chữ “ngã” (ta) ở đây trỏ Tốn, mà Tốn là âm, thuộc về phương Tây. Nhưng theo Hậu Thiên bát quái thì tốn là Đơng Nam.
Chu Hi cho rằng chữ “ngã” đó là Văn Vương tự xưng. Khi viết thoán từ này, Văn Vương ở trong ngục Dữu Lý, mà “cõi tây của ta” tức cõi Kỳ Châu, ở phương Tây của Văn Vương. Đại Tượng truyện khuyên người quân tử ở trong hồn cảnh quẻ này (sức cịn nhỏ) nên trau dồi, tài văn chương (ý văn đức) chẳng hạn viết lách, chứ đừng hoạt động chính trị.
Hào từ
1. 初 九 : 復 自 道 , 何 其 咎 ? 吉 . Sơ cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát.
Dịch: Hào 1, dương : trở về đạo lý của mình, có lỗi gì đâu? Tốt.
trong quẻ Tiểu Súc, nên bị hào 4, ứng với nó ngăn cản. Nó đành phải quay trở lại, khơng tiến nữa, hợp với đạo tùy thời, như vậy khơng có lỗi gì cả.