Đánh giá thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin và quản lý ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 73)

Tiên Lãng, Hải Phòng

Từ những nghiên cứu trên về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Tác giả thấy những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân sau:

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý và phần lớn đội ngũ GV của các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Cơ sở vật trường học nói chung và phương tiện dạy học nói riêng cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bước đầu đã được đầu tư. Việc kết nối Internet với đường truyền ADSL, đường truyền cáp quang - một điều kiện quan trọng cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học đã được cả 23 trường THCS của huyện Tiên Lãng thực hiện. Các trường trong huyện đều tích cực tham gia ngày hội công nghệ thông tin do Sở GD&ĐT Hải Phịng tổ chức.

Tính từ năm học 2009 - 2010 đến nay Phòng GD&ĐT đã rất quan tâm chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong trường học. Định kì 02 năm/lần tổ chức các các cuộc thi giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học, cán bộ quản lý ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, thi GADHTC có ứng dụng CNTT. Hàng năm, Phòng GD&ĐT đều tổ chức rà soát và bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng cơ bản cho giáo viên, tập huấn các phần mềm mã nguồn mở Open office, các phần mềm ứng dụng trong dạy học. Toàn ngành đang ứng dụng tương đối tốt CNTT vào công tác quản lý: phần mềm quản lý phổ cập, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý cơng tác kiểm định chất lượng, phần mềm quản lý nhà trường SMAS, quản lý xếp thời

khóa biểu, .... Việc tổ chức các kì thi giải Tốn và Tiếng Anh qua mạng Internet dành cho HS Tiểu học và THCS được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng khắp giúp nâng cao chất lượng 2 môn này cũng là tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Việc xây dựng quỹ đề kiểm tra và lưu trữ các tư liệu dạy học trên máy vi tính được các trường nghiêm túc thực hiện. Hầu hết các văn bản hành chính, trao đổi thơng tin liên lạc giữa Phòng GD&ĐT và các trường đều được thực hiện nhanh chóng qua hịm thư điện tử nội bộ, giảm thiểu nhiều cơng việc hành chính. Các văn bản, hồ sơ công việc, dữ liệu nhà trường đã được số hóa tương đối nhiều.

Việc ứng dụng CNTT cả trong quản lý và trong dạy học bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo nền tảng, tạo đã cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường các năm học tiếp theo. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập cũng đạt được một số kết quả như: Tất cả giáo viên còn nhiều hơn 5 năm cơng tác đều đã được Phịng GD&ĐT bồi dưỡng kiến thức cơ bản về CNTT; 100% các trường đều đã xây dựng được kho tư liệu điện tử, quỹ đề phục vụ giảng dạy. Bình quân số chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học ở cấp THCS trong một năm là: cấp huyện 25, cấp cụm 70, cấp trường 250. Tỉ lệ bài dạy có ứng dụng CNTT ở cấp THCS là 23%, tỉ lệ GV khai thác Internet phục vụ giảng dạy là 88%, tỉ lệ HS được sử dụng Internet tại trường là 15%. Trong công tác quản lý của cả Phòng GD&ĐT, các trường, rất nhiều lĩnh vực được số hóa 100% như: quản lý nhà trường SMAS, cơng tác phổ cập giáo dục, quản lý công văn đi, đến,…

2.5.2. Mặt yếu

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở 23 trường THCS huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Mặc dù CSVC trường học nói chung và PTDH nói riêng phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế ở các trường: Số máy vi tính trong các phịng máy vi tính q ít; các phương tiện, đồ dùng ứng dụng CNTT trang bị trong các phòng học ĐPT còn thiếu nhiều; tồn huyện chưa có phịng thư viện điện tử. Đường truyền internet ở các trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở cáp đồng ADSL, rất ít trường lắp đặt cáp quang FTTH, ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đặc biệt là dạy học trực tuyến (các kì thi IOE, Violympic). Việc

khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC trường học, hạ tầng ứng dụng CNTT cịn rất thấp, số giờ dạy có sử dụng PTDH hiện đại cịn ít. Kỹ năng sử dụng PTDH hiện đại chưa thành thạo, nhuần nhuyễn. Điều này cho thấy công tác quản lý việc khai thác sử dụng đồ dùng phương tiện CNTT vào dạy học còn hạn chế.

- Số cán bộ, giáo viên được đào tạo chuyên sâu về CNTT còn quá ít. Cách khai thác thơng tin, tư liệu trên Internet để tích hợp vào các GADHTC có ứng dụng CNTT cịn hạn chế. Việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cịn manh mún, tự phát, chưa có sự quản lý tích cực nội dung này.

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho cả huyện chưa được triển khai, còn CSDL của từng trường phục vụ cho việc dạy và học còn nghèo nàn, chưa bắt kịp xu hướng thời đại.

- Về mặt nhận thức: 100% CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học song trong q trình thực hiện vẫn cịn nhiều bất cập.

- Sự thống nhất, đồng thuận của CBGV trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT chưa cao.

- Cơng tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được thực hiện tương đối đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, cơng tác này cũng cịn nhiều hạn chế bởi hầu hết mới thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chưa thành một hoạt động thường xuyên, khoa học.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan

Những hạn chế, bất cập của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Tiên Lãng có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Có thể thấy rõ: CSVC nói chung và các PTDH nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong dạy học ở trong các nhà trường. Nhất là để ứng dụng CNTT trong dạy học thì các PTDH hiện đại giữ vai trị then chốt. Nhà trường không xây dựng được phịng học ĐPT, khơng mua sắm được các PTDH hiện đại, không đủ phịng máy vi tính thì khơng thể ứng dụng CNTT vào q trình tổ chức hoạt động

dạy học được và đương nhiên là khơng thể dạy học theo hướng cơng nghệ hóa. Tiên Lãng là một huyện xa trung tâm thành phố, nhiều khó khăn về cả kinh tế và xã hội nên việc đầu tư về cơ sở vật chất nói chung các đồ dùng ứng dụng CNTT còn chậm, cơng tác xã hội hóa giáo dục về cơ sở vật chất cũng khó khăn. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong dạy học là tương đối khó và cịn khá mới mẻ đối với đội ngũ GV của các trường. Đời sống của GV cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều GV cịn chưa tự trang bị được máy tính để sử dụng cho việc thiết kế giáo án.

Bên cạnh đó, để có được một giờ dạy có ứng dụng CNTT thì GV phải chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, công sức ngay từ khâu soạn giáo án. Mỗi GV thường phải soạn từ 2 đến 5 giáo án/ 1 tuần, thậm chí có một số GV dạy ở một số bộ mơn như Tốn, Văn, Ngoại ngữ còn phải soạn nhiều hơn.

Theo quy định hiện hành, mỗi GV phải dạy 19 tiết/1 tuần, nhưng trên thực tế GV của các trường thường phải dạy nhiều hơn so với quy định, do ngồi tiết dạy chính khóa cịn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Đồng thời việc dạy thay cho các GV nghỉ thai sản hoặc tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề có thể khiến GV các trường phải dạy tăng tiết,…

Những nguyên nhân khách quan trên đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Từ góc độ quản lý, CBQL của 23 trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Lãng chưa thực sự quan tâm sát sao đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa có kế hoạch quản lý cụ thể vấn đề này, mới chỉ coi việc ứng dụng CNTT trong dạy học như một phong trào. Đội ngũ cán bộ quản lý trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động sáng tạo, cịn trơng chờ ỷ lại, tính hiệu quả trong công tác quản lý điều hành chưa cao, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ giáo viên.

Kết quả điều tra đội ngũ GV của 23 trường cho thấy họ còn rất lúng túng khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Nguyên nhân một phần là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là do họ chưa có sự tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo. Sự nỗ lực ở một số giáo viên còn hạn chế, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện; việc phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức khác trong việc giáo dục học sinh còn chưa hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Tiên Lãng là một huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là phát triển về giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đào tạo của huyện Tiên Lãng nói chung và chất lượng giáo dục đào tạo THCS của huyện Tiên Lãng nói riêng cịn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục THCS để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với huyện Tiên Lãng trong giai đoạn hiện nay. Và muốn nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng thì phải có sự đột phá trong hoạt động dạy học.

Thực tiễn cho thấy xu thế ứng dụng CNTT trong dạy học là tất yếu khách quan, xu thế hiện đại hóa trường học, số hóa trường học, xây dựng trường học điện tử và ứng dụng CNTT trong dạy học đang là hướng đi đúng đắn của các nhà trường. Trong khi đó từ kết quả điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở 23 trường THCS của huyện Tiên Lãng cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế. Bộ GD&ĐT phát động phong trào “Nói khơng với đọc chép”, thế nhưng ứng dụng CNTT trong dạy học khơng đúng cách, có phần lạm dụng CNTT trong dạy học ở các trường thì dường như chỉ đổi từ “đọc - chép” sang “nhìn - chép” mà thơi. Để thay đổi thực trạng này đòi hỏi CBQL của 23 trường phải phải nghiên cứu đề xuất được các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nơi mình đang quản lý.

Qua nghiên cứu, phân tích tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ở nội dung của chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA

HUYỆN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Để việc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Trong q trình thực hiện các biện pháp khơng đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Hệ thống quản lý, về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Hơn nữa, đối tượng QLGD là con người, mà bản chất của nó lại là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy chỉ có kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý. Bản chất của quá trình quản lý của người thủ trưởng trong đơn vị trường học, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT của GV; điều hành các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo ra một bước đột phá trong cải tiến PPDH với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học ở đơn vị. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ GV từ cơng tác tun truyền, giải thích, kết hợp các biện pháp hành chính, quy định trách nhiệm, quyền hạn của GV và CSVC trường học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp để việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS được tốt nhất.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong thực tiễn, tình hình phát triển của CNTT trên thế giới, ngay tại trong nước đang tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên,

đặc điểm về điều kiện CSVC, trình độ đội ngũ và học sinh, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi giáo viên và CBQL,... trong mỗi nhà trường là khác nhau. Những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS trên địa bàn có nhiều nội dung đã được thực hiện khá tốt cần được phát huy. Nhiều nội dung còn hạn chế cần được đổi mới, được đẩy mạnh. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo.

Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi phòng GD&ĐT phải hiểu thấu đáo, tính tốn đầy đủ các điều kiện về con ngườii, CSVC, ngân sách nhà nước, thời gian, từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có cơ sở khoa học, vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung. Những biện pháp như vậy sẽ có tính khả thi cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu không tất cả các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Khi đưa ra các biện pháp đòi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của lãnh đạo các trường trên địa bàn huyện Tiên Lãng một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Vì thế khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác mới đem lại hiệu quả cao.

3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và xây dựng nhận thức mới cho giáo viên về việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Cơng nghệ thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)