Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên ở các trường Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 81 - 86)

3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên ở các trường Trung học

sở về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao kiến thức kỹ năng về CNTT cho CBGV để họ có thể tổ chức, ứng dụng tốt trong công việc.

Tạo nguồn nhân lực về CNTT, để thực thi các tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT cho nhà trường góp phần thực hiện đường lối đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Việc bồi dưỡng cho GV những kiến thức tin học nhằm thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo: Nguyên tắc phù hợp với điều kiện và khả năng chủ quan của GV; Nguyên tắc dễ áp dụng đối với mọi GV; Nguyên tắc cụ thể hoá cho từng loại đối tượng GV, cho từng loại nội dung.

Tăng cường các giải pháp toàn diện về ứng dụng CNTT; thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Chuẩn bị nguồn nhân lực CNTT có trình độ tin học phổ thơng bởi trình độ nguồn nhân lực yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

Giáo viên có nền tảng kiến thức tốt, nhưng năng lực ứng dụng CNTT, thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT cịn rất hạn chế. Điều này khiến chúng ta phải thay đổi vấn đề đào tạo CNTT cho GV:

+ Phải kiểm định chuẩn chương trình đào tạo CNTT cho GV; đào tạo phải sát nhu cầu thực tế.

+ Xây dựng những hệ thống chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo CNTT (cơ sở vật chất, giáo trình, trình độ GV, mơi trường thực hành,... ) và chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo (tư tuởng đổi mới, kiến thức chuyên ngành, trình độ kỹ năng, sáng tạo,... ).

Cần đa dạng hóa hình thức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ GV để nâng cao trình độ tin học và trình độ thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

Cần tuyên truyền thay đổi nhận thức của giáo viên, giúp GV nhận thức rõ vấn đề giáo án DHTC có ứng dụng CNTT khơng phải là một hình thức để GV “chiếu chữ” mà đó là sự chắt lọc các thơng tin như hình ảnh, chữ viết, màu sắc, âm thanh, biểu mẫu,… kết hợp với PPDH tích cực để làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy người học. Muốn làm được điều đó, CBQL phải tổ chức bồi dưỡng cho CBGV các kỹ năng tin học cơ bản sau:

- Kỹ năng sử dụng máy tính (đầu tiên đó là sử dụng hệ điều hành Windows); kỹ năng vận hành máy chiếu đa năng và các PTDH hiện đại khác.

- Tiếp đó là kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS word; MS excel.

- Kỹ năng khai thác các thơng tin, hình ảnh, âm thanh,... trên mạng hoặc ở các phần mềm khác để thiết kế giáo án DHTCĐT.

- Sử dụng thành thạo MS PowerPoint, Violet Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash, Lecture maker, Adobe presentor, ... và một số phần mềm khác để thiết kế giáo án DHTCĐT.

Để thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT được tốt, ngoài những kỹ năng tin học cơ bản, ứng dụng tốt các phần mềm, PTDH hiện đại thì GV cần phải có những kiến thức, những thủ thuật làm cho bài giảng sinh động mới đem lại hiệu quả cao. Nhà trường phải có những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của toàn trường đặc biệt trong các kỳ hội giảng, các ngày lễ kỷ niệm 20/11, 8/3, 26/3... để phát động phong trào sử dụng, ứng dụng, học tập lẫn nhau về kiến thức CNTT. Đồng thời, Hiệu trưởng có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chuyên môn đăng ký báo cáo kinh nghiệm về thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.

Lập ban CNTT trong nhà trường với nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ cán bộ, giáo viên, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trường, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào hệ thống tiêu chí thi đua trong nhà trường.

Kết nối mạng Internet, đưa máy tính, mạng máy tính về các tổ, nhóm chun mơn để cán bộ, giáo viên có thể chủ động truy cập lấy thông tin phục vụ công việc của mình.

Tổ chức thi “Giải Tốn trên Internet”, “Olympic tiếng Anh trên Internet”

cho học sinh, khuyến khích học sinh tham gia đơng, tạo sân chơi lành mạnh cho các em đồng thời qua đó nâng cao kiến thức, rèn kĩ năng sử dụng máy tính, truy cập internet, giúp học sinh tự tin. Đây cũng là một hình thức nhằm phát huy năng lực chuyên môn, khả năng tự tìm hiểu, học hỏi của đội ngũ giáo viên Tin học của nhà trường. Và để làm tốt công tác này, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học và kỹ năng sử dụng PTDH cho GV một cách đồng bộ và trên quy mơ tồn ngành. Đặc biệt vấn đề thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT cần được quan tâm tập huấn và hướng dẫn GV một

cách cụ thể, tránh để GV hiểu không rõ, thực hiện không đem lại hiệu quả mà nhiều khi cịn phản tác dụng.

Xây dựng trang thơng tin điện tử (Website) nhà trường để cung cấp các thông tin, hoạt động của nhà trường. Trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi các kì thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi, thi học kỳ, tư vấn thi tuyển sinh vào THPT, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động dạy học của thầy và hỗ trợ hoạt động học của trò, v.v... Những nội dung này nếu GV tin học của trường không đủ khả năng tập huấn cho GV khác thì cần phải nhờ hoặc th các chun gia tin học có trình độ tốt để hướng dẫn GV trong trường.

Lãnh đạo nhà trường phải thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT của GV; coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của nhà trường; có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi; linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng GV cụ thể, đảm bảo trang bị đầy đủ về CSVC (phần cứng và phần mềm), có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học: Trả lương cho giảng viên đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho GV học tập, bảo hành, bảo trì máy,… phù hợp với thực tiễn.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả cho giáo viên

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

- Giúp cho CBGV có khả năng sử dụng những chức năng cơ bản của một số phần mềm dạy học như: Total Video Converter 3.12; Cabri; Mapble; Chemoffice; Study English 1.0; Crocodile Physics 605; Sketchup; Geometer’s Sketchpad, Macromedia Flash; phần mềm Violet; MindManager, IMindMap;… đồng thời khả năng sử dụng những phần mềm dạy học kể trên vào việc thiết kế các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC.

- CBGV có khả năng truy cập Internet: khai thác và sử dụng hiệu quả tư liệu để phục vụ cho việc soạn GADHTC cũng như các công việc khác.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đối với CBGV việc tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được các chức năng cơ bản của một số phần mềm dạy học đã khó và khéo léo sử dụng những chức năng ấy vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cịn khó hơn nhiều. Một giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT có thực sự đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất

nhiều vào khả năng sử dụng các phần mềm dạy học của GV. Nếu GV chỉ đơn thuần sử dụng phần mềm trình chiếu, chiếu tồn bộ những nội dung kiến thức có trong giáo án dạy học truyền thống thì chỉ là sự thay đổi về cách thức truyền đạt kiến thức cho HS từ hình thức “đọc chép” sang “nhìn chép”, khơng phát huy được hết thế mạnh của CNTT. Do vậy CBQL nhà trường cần phải coi việc nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học cho GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất khi tiến hành quản lý hoạt động dạy học theo hướng cơng nghệ hóa. Muốn làm được điều này, CBQL nhà trường cần phải làm tốt những công việc sau:

- Mỗi tổ chuyên môn cử ra một số GV vừa có trình độ tin học cơ bản, vừa có kỹ năng giảng dạy tốt đi tham dự các lớp tập huấn, các buổi hội thảo,… về vấn đề sử dụng các phần mềm dạy học, sau đó về hướng dẫn lại cho tồn bộ CBGV trong tổ chun mơn của mình.

- Mời các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng về hướng dẫn cho CBGV các kỹ năng khai thác phần mềm dạy học.

- Các tổ chuyên môn tham gia vào việc thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT bằng việc: lựa chọn các bài dạy có thể ứng dụng hiệu quả CNTT. Tiếp đến là phân công GV thiết kế giáo án, xây dựng thành các tiết chuyên đề, tổ chức thực hiện chuyên đề trong tổ, nhóm chun mơn, góp ý rút kinh nghiệm chuyên đề rồi điều chỉnh để có được những giáo án DHTC có ứng dụng CNTT có chất lượng tốt để sau đó triển khai dạy ở tất cả các lớp.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT giữa GV trong một tổ chuyên môn và giữa các tổ chuyên mơn trong tồn trường.

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa CBGV trong trường hoặc giữa các trường, để CBGV chia sẻ với nhau những kinh nghiệm sử dụng các phần mềm dạy học.

- Kịp thời khen thưởng và động viên khích lệ đối với những cá nhân, hay tổ chun mơn có nhiều thành tích trong việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các phần mềm dạy học.

Việc truy cập Internet giúp cho GV có thể lấy tư liệu điện tử (tranh ảnh, Video Clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng,…) đưa vào GADHTC. Tổ chức, chỉ dẫn cho HS biết cách truy cập Internet, vào các trang Web học tập (tránh những trang Web có nội dung xấu) để HS có thể lấy thêm tư liệu (tranh ảnh, Video Clip,

thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng,… ) minh họa cho nội dung học hay giải thích khái niệm mà mình chưa rõ.

Để giúp cho GV khai thác và sử dụng Internet hiệu quả, người CBQL cần làm một số công việc sau:

- Giới thiệu cho GV, HS những trang Web học tập, cung cấp những phần mềm công cụ (Flash Hunter) để GV, HS có thể Download các nội dung cần thiết.

- Tránh cho HS tiếp xúc các Website xấu bằng cách cài vào máy các chức năng sẵn có của Window hoặc sử dụng các phần mềm thương mại Kaspersky Internet Security, Avast, Bkav,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 81 - 86)