3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
3.2.7. Biện pháp7: Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học cơ sở
3.2.7.1. Mục đích của biện pháp
Ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, hiệu quả là cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường THCS. Thống nhất trong chỉ đạo việc khai thác, sử dụng CNTT trong đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường. Kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Đánh giá kết quả khách quan hơn. Tận dụng được các cơ hội để học sinh rèn được các kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá. Nâng cao được chất lượng dạy học trong trường THCS.
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng sử dụng CNTT, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các việc sau:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng bộ môn trong trường THCS.
- Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập: Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm; quy định thực hiện kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm chiếm ít nhất 20% tổng số điểm các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ và khảo sát với một số bộ môn.
- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm, sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Chỉ đạo Ban CNTT thực hiện sưu tầm các phần mềm trắc nghiệm, các phần mềm ơn tập bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm đối với các bộ mơn hiện nay đang sử dụng hình thức kiểm trắc nghiệm khách quan chiếm đa số như mơn: Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Chỉ đạo tổ chức xây dựng website của trường, nối mạng phịng máy tính để học sinh cũng có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thiết kế trang web, trong đó có phần ơn tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp từ dễ đến khó có quy định thời gian làm bài và chấm điểm.
Để đảm bảo tính giáo dục tồn diện, cơng tác biên soạn bài tập trắc nghiệm cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa phần mềm trắc nghiệm lên mạng cho học sinh tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình thức chống tiêu cực trong thi cử. Biện pháp chống tiêu cực lý tưởng là giáo dục học sinh tự giác “khơng muốn quay cóp”, tuy nhiên việc giáo dục hiện nay chưa thể đạt tới điều này. Cách chống tiêu cực phổ biến hiện nay là kỷ luật thật nặng để học sinh “khơng dám quay cóp”, cịn việc kiểm tra trắc nghiệm trên máy sẽ làm cho học sinh “khơng thể quay cóp”.
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo quy định của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở vi phạm kịp thời và có những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức và hình thức kiểm tra, nắm vững kiến thức tin học. Nội dung và hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng. Giáo viên bộ mơn phải có khả năng thiết kế các loại hình kiểm tra.
- Hiệu trưởng nhà trường phải phân công một lãnh đạo phụ trách việc ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học, đầu tư về con người, thời gian và tài chính cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
3.2.8. Biện pháp 8: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên
3.2.8.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV một cách chính xác để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen thưởng, kỷ luật hợp lý, từ đó nâng cao ý thức tự giác của GV trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV một cách chính xác, khoa học sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của CBQL nhà trường về vấn đề này. Để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ này, CBQL cần thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra đánh giá Bƣớc 1: Xác định chuẩn Bƣớc 1: Xác định chuẩn
CBQL phải xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi GV cần đạt được khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Chuẩn này cần được xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trường về CSVC trường học nói chung và PTDH hiện đại nói chung, trình độ của HS. CBQL có thể đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của GV nhà trường thông qua các tiêu chí:
- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học (ít, thỉnh thoảng, thường xuyên). Để đánh giá được tiêu chí này, CBQL phải quản lý chặt chẽ các giờ dạy của GV bằng cách giao cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn theo dõi việc sử dụng các PTDH hiện đại thơng qua sổ nhật ký sử dụng PTDH của phịng phương tiện. Hàng tháng các tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn phải có tổng hợp, báo cáo cụ thể việc sử dụng PTDH hiện đại của từng GV trong tổ, nhóm chun mơn của mình để CBQL nắm được.
Có Xác lập
chuẩn thành tích Đo lường
So sánh thành tích với chuẩn Xử lý Phát huy thành tích Uốn nắn lệch lạc Không
- Chất lượng giờ dạy của mỗi GV. Tiêu chí này rất khó đánh giá vì CBQL khơng thể đi dự giờ tất cả các giờ dạy của GV được. Nếu CBQL chỉ căn cứ vào các giờ dạy hội giảng hoặc dự giờ đột xuất của GV để đánh giá về chất lượng giờ dạy của GV thì cũng khơng thể chính xác. Do vậy, CBQL phải xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này từ nhiều kênh thơng tin khác nhau: Từ một số giờ dạy của GV, từ các quyển sổ dự giờ của những GV khác, từ tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn, từ phía HS… trên cơ sở đó, CBQL căn cứ vào tất cả những thông tin từ các kênh thơng tin trên để có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất đối với mỗi GV.
- Kết quả học tập môn học của HS do GV giảng dạy. Để xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này, CBQL phải xem xét mức độ tiến bộ trong học tập của HS. Trước khi phân công cho GV giảng dạy ở khối lớp nào, CBQL phải cho tiến hành điều tra về chất lượng thực tế của môn học của HS ở khối, lớp đó. Sau hàng tháng hoặc sau mỗi kỳ học tiến hành cho khảo sát để xem xét sự tiến bộ của HS do GV ấy giảng dạy. Công việc này cần phải được thực hiện chính xác và cơng khai.
Bƣớc 2: Đo lường thành tích
Số lượng GV ở 23 trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Lãng được khảo sát là khá đơng. Mỗi nhà trường có từ 13 đến 47 GV trong khi đó mỗi trường lại chỉ có 2 CBQL (chỉ có một trường có 3 CBQL) nên nếu chỉ có CBQL nhà trường tham gia làm công tác kiểm tra mức độ đạt chuẩn của mỗi GV trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học thì khơng thể thực hiện được. Vì vậy, CBQL phải tổ chức được một lực lượng tham gia quá trình kiểm tra sao cho đảm bảo được những yêu cầu đo đạc, thu thập được những thơng tin kịp thời, chính xác, khách quan.
Bƣớc 3: Đánh giá các kết quả kiểm tra được
Thực hiện nhiệm vụ này, CBQL xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường ở bước 2 so với hệ tiêu chuẩn đã xây dựng ở bước 1. Để làm tốt bước này địi hỏi CBQL phải có kỹ năng, kỹ thuật cao đồng thời nhạy bén để có khả năng xác định đúng đắn kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của từng GV. Từ kết quả đó, CBQL phải đưa ra được nhận xét cụ thể đối với từng GV xem họ ứng dụng CNTT trong dạy học như thế đã phù hợp, chưa phù hợp hay hồn tồn khơng phù hợp.
Bƣớc 4: Ra quyết định điều chỉnh
Trên cơ sở đã xác định được kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi GV, CBQL đưa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
- Phát huy thành tích: Nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV là phù hợp với các tiêu chuẩn thì cần có sự động viên, khích lệ và nếu GV nào đạt được ở mức độ xuất sắc có thể đề nghị khen thưởng hoặc tổng kết thành các bài học, thành những tấm gương điển hình để những GV khác học tập và làm theo.
- Uốn nắn sửa chữa: Nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV nào lệch lạc so với chuẩn quy định, trong điều kiện cho phép thì CBQL cần tác động tới hành vi, thái độ của những GV này để họ nỗ lực hơn nữa hoặc tự điều chỉnh lại hành vi, ý thức của chính mình để đạt được yêu cầu đề ra. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu CBQL xét thấy những chuẩn đánh giá đã xây dựng ở bước 1 chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh lại hoặc có sự hỗ trợ đối với những GV này để họ có thể đạt được kết quả tốt hơn khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên sau khi uốn nắn sửa chữa cần có sự đo đạc, đánh giá lại.
- Xử lý: Nếu thấy kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV nào không phù hợp so với chuẩn đánh giá, có những vi phạm nghiêm trọng về các nguyên tắc trong việc ứng dụng CNTT chẳng hạn như quá lạm dụng CNTT. Khi ấy CBQL cần phải đưa ra các quyết định xử lý đối với những GV này một cách thấu tình, đạt lý.
Việc CBQL đưa ra các quyết định điều chỉnh đối với kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV phải tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Chỉ điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết để đảm bảo tính ổn định trong công tác giảng dạy của đội ngũ GV nhà trường.
+ Điều chỉnh phải đúng mức độ, tránh vội vã, nơn nóng. Tránh điều chỉnh một cách tùy tiện thiếu cân nhắc tạo nên sự hoang mang trong đội ngũ GV nhà trường.
+ Bất cứ một sự điều chỉnh nào từ phía CBQL đều tạo ra những sự biến động nhất định đối với GV nhà trường cho nên CBQL cần lường trước các hậu quả có thể có ngay sau khi mình ra quyết định điều chỉnh.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, CBQL nhà
trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Trong cuộc sống, con người có nhận thức ra sao thì sẽ hành động như vậy. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.
Cơ sở để mỗi GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học đó là trình độ tin học của họ. Trình độ tin học của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu về thế giới số, thế giới cơng nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có thể thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học trong môi trường học tập ĐPT. Cho nên có thể nói, nếu GV khơng có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ khơng thể ứng dụng CNTT vào trong q trình dạy học. Từ điều này cho thấy biện pháp 2 là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp 3, 4, và 5.
Biện pháp 3 có nội dung là nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp cho GV có kĩ năng khai thác các phần mềm dạy học từ đó có thể thiết kế được các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC. Và đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.
Biện pháp 4 và 5 sẽ giúp GV nắm vững quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trên cơ sở đó giúp GV tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học.
Như chúng ta đã biết, phần lớn các PTDH hiện đại có giá thành tương đối cao và cách thức sử dụng, bảo dưỡng các PTDH hiện đại cũng phức tạp hơn so với các PTDH truyền thống. Thực hiện tốt biện pháp 6 là để nâng cao được hiệu quả của các PTDH hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để GV ứng dụng CNTT vào dạy học.
Thực hiện biện pháp 7, 8 chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Thông qua tăng cường ứng dụng CNTT
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để khẳng định rõ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cũng như kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV giúp cho CBQL có cơ sở để điều chỉnh về cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tốt nhất.
Mỗi biện pháp trong số 8 biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp cịn lại. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong cơng tác quản lý của mình. Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã đề xuất ở trên. Tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 47 CBQL, 46 tổ trưởng và tổ phó các tổ chun mơn và 15 GV dạy giỏi cấp Thành phố. Tổng số CBQL và GV được điều tra về việc đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp là 108 người. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả
thi của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.
* Nhận thức về mức độ cần thiết của 8 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ:
Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Khơng cần thiết
Sự tác động trực tiếp Sự tác động gián tiếp Biện pháp 2 Biện pháp 8 Biện pháp 7 Biện pháp 6 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 5 Biện pháp 1
* Nhận thức về mức độ khả thi của 8 biện pháp được đề xuất có 4 mức độ: