Các mơ hình kinh tế được sử dụng để mơ phỏng q trình khủng hoảng 1 Mơ hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 37 - 38)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các mơ hình kinh tế được sử dụng để mơ phỏng q trình khủng hoảng 1 Mơ hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

3.2.1. Mơ hình “Nguy cơ đồng tiền bị phá giá”

Trong giai đoạn phát triển ổn định, hầu hết các nước đều cố định đồng tiền của mình với đơ la Mỹ. Khi lạm phát của các nước này cao hơn ở các nước có đồng tiền mạnh (như USD, FRF, JPY..) thì chính tỷ giá cố định này đã khiến cho hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn hơn đồng thời cũng khuyến khích hoạt động nhập khẩu do hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nhập khẩu. Kết quả là cán cân thương mại có xu hướng xấu đi và có thể dẫn đến thâm hụt thương mại nếu như không được cải thiện kịp thời. Để bù đắp lại khoản thâm hụt này (trả nợ cho khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) thì Nhà nước phải bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp trả nợ hoặc vay nợ nước ngồi để bù đắp. Thơng thường các quốc gia sẽ chọn cách thứ hai thơng qua các hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp. Việc vay nợ nước ngoài chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, bên cạnh việc

tích cực tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng hàng hóa để cạnh tranh với hàng xuất khẩu của các nước khác nhằm giảm thâm hụt thương mại mà vẫn giữ được lãi suất cố định. Tuy nhiên, do việc vay nợ nước ngoài quá dễ dàng khi các nước đang phát triển mở rộng cửa nền kinh tế và tăng lãi suất để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nên các nước đang phát triển đã để nền kinh tế của nước mình phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi thay vì tự thân vận động. Khi số nợ ngày càng nhiều thì quốc gia đó khó có thể vay thêm nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt thương mại và tỷ giá cố định sẽ khó mà giữ được. Và rõ ràng nếu rơi vào tình trạng này tỷ giá sẽ tăng lên, thu nhập của nhà đầu tư nước ngồi nếu quy đổi ra đơ la Mỹ sẽ giảm rất nhiều. Để tránh điều này, một số nhà đầu tư đã lợi dụng ngay khi tỷ giá còn giữ cố định để bán vốn của mình bằng đồng nội tệ để mua ngoại tệ chuyển ngay về nước làm cho cầu về ngoại tệ tăng đột ngột. Lúc này, nếu nhà nước khơng có đủ ngoại tệ dự trữ để bán ra thì áp lực tăng tỷ giá sẽ rất lớn vì ngồi cầu ngoại tệ để thanh tốn hàng nhập khẩu cịn có cầu về ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút vốn về nước. Trong trường hợp nhà nước buộc phải thả nổi thì tỷ giá sẽ tăng lên rất nhanh làm cho các nhà đầu tư còn lại và cả người dân cũng sẽ bắt đầu bán vốn và tài sản, càng làm cho cầu ngoại tệ tăng và càng đẩy tỷ giá lên cao.

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w