Xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 78 - 80)

2006 2007 4M 06 4M 07 4M-08 Tổng thu nhập từ xuất

4.3. xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam

Nam

Cơn bão khủng hoảng tài chính đang hiện hữu và để lại những ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam mặc dù nước ta chịu tác động từ khủng hoảng sau nhiều nước phát triển khác trên thế giới. Xuất phát từ những đặc điểm riêng có của kinh tế Việt Nam, chúng ta cần phải có những chính sách hợp lý để ngăn chặn ảnh

hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, điều chỉnh lại cấu trúc nền kinh tế theo hướng ổn định nhằm phát triển bền vững hơn trong tương lai. Chúng ta cần phải nắm bắt chính xác tình hình diễn biến của nền kinh tế để có thể đưa ra những chính sách can thiệp phù hợp và nhanh chóng mang lại kết quả hơn.

Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi đang phát triển và hội nhập với thế giới có độ mở của nền kinh tế cao, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục. Nhưng chúng ta lại gặp phải liên tiếp các khó khăn, cuối năm 2007 và năm 2008 tình hình lạm phát trong nước rất cao, đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy giảm kinh tế thế giới lại tác động mạnh đến nước ta. Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn như thế, bản thân nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều điểm yếu kém trong các khâu quản lý vĩ mô và thực hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế. Nước ta tận dụng lợi thế đất nước vốn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào và rẻ để tập trung đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh hướng tới xuất khẩu đặc biệt chú trọng đến các ngành hàng gia công thâm dụng nhiều lao động là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là các mặt hàng gia công, ngun liệu thơ, các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật thấp nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Trong khi đó, để sản xuất hàng xuất khẩu chúng ta lại phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, phần lớn các hàng hóa, máy móc thiết bị hiện đại, ta đều phải nhập khẩu từ các nước khác với giá khá cao. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư cho các cơng trình, dự án trọng điểm trong nước. Nhưng việc sử dụng các nguồn vốn nước ngoài, giải ngân nguồn vốn, thực hiện các dự án chưa thật sự hiệu quả. Những bất cập trong xu hướng phát triển kinh tế của chúng ta do hậu quả của sự lệch lạc về cấu trúc của nền kinh tế, do hậu quả tích tụ từ những chính sách kinh tế trước đây. Mới đây những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính tồn cầu làm sụt giảm cầu xuất khẩu, suy giảm cầu đầu tư của khu vực doanh nghiệp tiếp tục làm nền kinh tế rơi vào tình trạng nguy hiểm. Với những khó khăn hiện tại của nền kinh tế, Chính phủ nên thơng qua những chính sách can thiệp phù hợp vừa ngăn chặn suy giảm kinh tế vừa điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, phát huy những thế mạnh của nền kinh tế đồng thời tìm cách khắc phục những yếu kém trong bản thân nền kinh tế.

Trước hết, trong điều kiện suy giảm kinh tế và những bất ổn tài chính đang gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cần phải thực hiện đồng bộ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong khu vực dân cư và của cả Chính phủ, đồng thời thực hiện chính sách linh hoạt về tỷ giá nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm cơng ăn việc làm và kích thích nền kinh tế phát triển. Trong đó, việc sử dụng gói giải pháp kích cầu là biện pháp quan trọng nhất hiện nay. Vấn đề đặt ra là nguồn vốn dành cho gói kích cầu phải lấy từ nguồn nào, liều lượng bao nhiêu là đủ, nên kích cầu vào những khu vực nào của nền kinh tế, cách thức thực thi gói kích cầu cụ thể như thế nào để hiệu quả mang lại là cao nhất. Vì thực tế cho thấy, bất kỳ một chính sách can thiệp nào khi tác động vào nền kinh tế cũng đều có những tác động phụ đi kèm với những mặt tích cực mà chính sách đó mang lại.

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w