Nền kinh tế Việt Nam vừa mới thốt khỏi tình trạng lạm phát cao bắt nguồn từ những bất ổn vĩ mô ẩn chứa bên trong nền kinh tế nay lại rơi vào tình thế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên tất cả những khó khăn đó khơng hẳn chỉ mang lại thách thức mới cho nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam mà còn đem đến cơ hội tốt để Việt Nam chấn chỉnh lại cơ cấu kinh tế, định hướng và phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai.
5.1. Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng với kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính tồn cầu và những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng đã khiến bức tranh kinh tế thế giới thêm phần ảm đạm, nhiều nền kinh tế lớn lần lượt rơi vào suy thoái. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, những dấu hiệu suy giảm kinh tế ở Việt Nam đang thể hiện ngày một rõ nét.
Từ cuối năm 2008, cán cân thương mại nước ta đã có biểu hiện sụt giảm giá trị xuất khẩu, liên tục trong những tháng cuối năm giá trị xuất khẩu giảm mạnh, đến tháng 11 đã xuống tới ngưỡng dưới 5 tỷ USD/tháng. Vì vậy, thâm hụt thương mại gia tăng nhanh. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm nên hàng hóa sản xuất ra khơng tìm được thị trường tiêu thụ, sản xuất trong nước đình đốn. Thêm vào đó, những rắc rối của hệ thống tài chính tồn cầu đã làm nguồn vốn tín dụng bị hạn chế, niềm tin của người tiêu dùng và của các nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng thể hiện qua việc đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp vào nước ta giảm rõ rệt. Chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khốn tiếp tục tụt dốc nhanh có lúc xuống tới gần ngưỡng 400 điểm. Các nhà đầu tư nước ngồi tìm cách bán rịng để thu hồi vốn đầu tư vào lĩnh vực khác an toàn hơn làm nguồn vốn tín dụng trong nước bị thu hẹp. Tốc độ giải ngân các dự án rất chậm, một số dự án đầu tư phải tạm ngừng hoặc hoãn lại. Các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước khó có thể tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất trong khi hàng hóa sản suất ra khơng bán được, lượng hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng khiến các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm giờ làm và sa thải bớt cơng nhân. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các tỉnh và thành phố có các khu cơng nghiệp lớn, các doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu làm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng cao, đi kèm với nó là sự phức tạp của an sinh xã hội đã là vấn đề cấp bách đối với Chính phủ hiện nay.
Diễn biến của khủng hoảng tài chính tồn cầu đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới vì những tác động gián tiếp và trực tiếp từ cuộc khủng hoảng lần này đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không loại trừ Việt Nam. Quý 1/2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 3,1 %, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do các thành tố cấu thành GDP như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng đều giảm. Giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu, giá dầu thô giảm mạnh khiến nguy cơ thâm hụt thương mại thêm gia tăng. Nỗi lo về sự mất cân đối của nền kinh tế đang đè nặng lên vai của Chính phủ và các nhà làm chính sách Việt Nam trước những tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu và chính xác là sự suy thối kinh tế tồn cầu.
Để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực thi các chính sách kích cầu để kích thích kinh tế thơng qua chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong đó, Chính phủ ta cố gắng thơng qua các gói kích cầu để cơ cấu lại cấu trúc nền kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc, khôi phục lại niềm tin của các nhà đầu tư và người tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh để đón đầu cơ hội sau cơn khủng hoảng. Bên cạnh việc thực hiện nhanh chóng và đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để các chính sách này hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh; NHNN cũng cần phải có một chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ dao động và để VND mạnh lên đồng thời có những can thiệp cần thiết để kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng nước ngoài.
Đề tài chỉ tập trung phân tích, nghiên cứu những tác động của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam qua một số các nhân tố của nền kinh tế như tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư, thị trường tài chính và tỷ lệ thất nghiệp mà chưa đi sâu phân tích được hết tồn bộ những tác động của khủng hoảng đến nước ta. Khủng hoảng tài chính tồn cầu vẫn đang tiếp diễn và để lại nhiều hậu quả đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn khi mà khủng hoảng tài chính tồn cầu mới thực sự tác động đến ta mới chỉ trong vài tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nên những phân tích thảo luận về các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế do khủng hoảng phần lớn là dựa vào những suy luận từ thực trạng nền kinh tế và dự báo những ảnh hưởng tiếp theo. Đề tài cũng chưa có đủ thơng tin để có thể kết luận giải pháp nào là hữu hiệu nhất để ngăn chặn ảnh hưởng khủng hoảng tài chính lúc này vì diễn tiến của khủng hoảng vẫn cịn lan rộng với những biến chuyển mới. Mong rằng những hạn chế của đề tài sẽ được giải quyết trong những nghiên cứu tiếp theo.