Chính sách tiền tệ mở rộng

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 80 - 82)

2006 2007 4M 06 4M 07 4M-08 Tổng thu nhập từ xuất

4.3.1. Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền) được thực hiện nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước thông qua nhiều kênh khác nhau như giảm lãi suất cho vay, bù lãi suất, đảo nợ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Vì những khó khăn hiện nay của nền kinh tế xuất phát từ tình trạng sản lượng của nền kinh tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng. Hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được do vướng phải những bất lợi từ thị trường thế giới đã khiến cho nhiều doanh nghiệp của nước ta khó có thể duy trì được sản xuất. Đã có khơng ít những nhà máy, xí nghiệp chuyên gia công làm hàng xuất khẩu phải cắt giảm sản lượng, công nhân phải nghỉ bớt giờ làm thậm chí là mất việc. Khơng bán được hàng, khối lượng hàng tồn kho ngày càng lớn khiến các doanh nghiệp khơng có vốn để đầu tư cho sản xuất tiếp.

Khi các NHTM thực hiện việc giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp các loại hình doanh nghiệp này có thể tiếp cận vốn để đầu tư cho sản xuất. Tuy nhiên, chính sách này tập trung ưu tiên cho một nhóm đối tượng chứ không dành cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp vì phải chứng minh với các NH rằng doanh nghiệp mình thuộc đúng đối tượng được ưu tiên. Thêm vào đó, khơng phải tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên đều có khả năng sản xuất và kinh doanh hiệu quả, có một số doanh nghiệp lợi dụng sự ưu tiên của Chính phủ để vay vốn nhưng khơng đầu tư cho sản xuất mà làm

việc khác hoặc không thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của cơng ty mình. Từ đó, dẫn đến thua lỗ, phá sản và khơng trả được nợ cho Ngân hàng, trong điều kiện kinh tế tồn cầu suy thối, nhu cầu tiêu dùng giảm nhiều thì kịch bản trên vẫn thường xảy ra.

Sau 2 tháng thực hiện kể từ khi Chính phủ giao cho các NHTM thực hiện việc điều chỉnh lãi suất theo hướng ưu tiên việc cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất gia công hàng may mặc, da giày, các cơ sở sản xuất và chế biến hàng nông lâm sản xuất khẩu( kể từ tháng 12/2008), số doanh nghiệp được vay vốn không nhiều. Ngồi những khó khăn do thủ tục vay vốn rườm rà nêu trên cịn một khó khăn nữa xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp vì hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng thời gian cho vay giảm lãi suất của các Ngân hàng chỉ có 8 tháng, khơng đủ thời gian để các doanh nghiệp có thể đầu tư cải tiến sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm của mình thì làm sao doanh nghiệp có thể bán được hàng, giải quyết được lượng hàng tồn trong kho và như vậy doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân hàng và có lãi. Tâm lý lo ngại trên đã khiến khơng ít các doanh nghiệp chần chừ khơng vay vốn mà tìm cách khác để vực dậy doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng. Vì vậy, để chính sách tiền tệ mở rộng thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn ngành Ngân hàng cần tìm hiểu thêm về đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp để có sự điều chỉnh chính sách ưu đãi về lãi suất thật hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ta dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời NHNN cũng phải có những quan tâm kiểm soát cho được tổng phương tiện thanh tốn hiện nay của NHTM, dư nợ tín dụng ở các khu vực đầu tư: sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nơng thơn, bất động sản, chứng khốn..để thực hiện công cụ thị trường trong việc hỗ trợ vốn cho các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản, quy định cho các ngân hàng một tỷ lệ DTBB hợp lý, đẩy mạnh việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, ngân hàng, công ty nhằm thu hút tiền thừa trong dân cư cho các chính sách kích cầu nền kinh tế, bên cạnh đó NHNN phải kiểm sốt chặt chẽ mức lãi suất trên thị trường. Có như vậy, hiệu quả từ chính sách kích cầu đầu tư cho khu vực doanh nghiệp mới mang lại kết quả tốt đẹp và nền kinh tế mới phục hồi nhanh được.

Bên cạnh những tác động tích cực của chính sách tiền tệ mở rộng đối với việc kích cầu đầu tư và sản xuất trong nước, khi thực thi chính sách này chúng ta có thể gặp

phải những hệ quả sau. Việc kích thích đầu tư và tiêu dùng chắc chắn sẽ kéo theo sự gia tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vât liệu, máy móc, hàng tiêu dùng…từ đó sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ. Mặt khác việc tài trợ cho gói kích cầu thơng qua NHNN đã làm tăng cung nội tệ trong nước. Lúc đó, để duy trì tỷ giá hối đoái NHNN buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường, gây sức ép về tính thanh khoản đối với hệ thống các NHTM, làm thâm thủng dự trữ ngoại hối, phá giá đồng nội tệ và cuối cùng là gây ra lạm phát.

Hình 4.11 Tăng Tổng Cầu Làm Tăng Giá và Sản Lượng GDP.

Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế để chính sách tiền tệ mở rộng phát huy được mặt tích cực trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định hệ thống tài chính, Chính phủ cần phải có những quy định yêu cầu hệ thống ngân hàng có những chính sách hướng đến các lĩnh vực ưu tiên, tăng cường việc mua bán, sáp nhập các thể chế tài chính nhằm đảm bảo tính an tồn lớn mạnh của hệ thống tài chính, đồng thời phải tăng cường các hoạt động nâng cao trình độ cơng nghệ và kiểm sốt các loại hình đầu tư rủi ro của hệ thống ngân hàng trên thị trường vốn đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng bong bóng dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w