Mơ hình dịng lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 41 - 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mơ hình dịng lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập

Biểu đồ dòng lưu chuyển thể hiện sự cân bằng trong chi tiêu, thu nhập và giá cả sản phẩm. Nó thể hiện những giao dịch giữa hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và phần cịn lại của thế giới (thị trường thế giới). Những giao dịch này diễn ra ở thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Mọi hoạt động của nền kinh tế và tác động của các chính sách kinh tế vĩ mơ sẽ vận hành dựa trên ngun tắc lưu chuyển của mơ hình này.

Hình 3.2. Dịng Lưu Chuyển của Chi Tiêu và Thu Nhập

S Tiết kiệm hộ gia đình NT G C Y Chính phủ trả nợ hay vay mượn X - M I I G Vay và cho Y C vay nước ngoài

X - M

Sự vay mượn của doanh nghiệp

Nguồn: Mc Taggart Findlay Parkin, 2007

Theo dòng lưu chuyển chi tiêu và thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình (C), đầu tư của doanh nghiệp là (I), chi tiêu của chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ là G và xuất khẩu ròng (X-M) – dòng màu đỏ.

Hộ gia đình nhận thu nhập từ doanh nghiệp (Y) – dòng màu xanh da trời. Tổng thu nhập (dòng màu xanh da trời) bằng tổng chi tiêu (dòng màu đỏ).

Hộ gia đình dùng thu nhập để mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (C), tiết kiệm (S), nộp thuế (NT).

Các doanh nghiệp vay để đầu tư, chính phủ và phần cịn lại của thế giới (thị trường thế giới) vay để tài trợ cho thâm hụt hay cho vay phần thặng dư(dòng màu xanh lá cây).

Các doanh nghiệp thuê những yếu tố sản xuất từ các hộ gia đình. Do đó, đường màu xanh da trời ( Y) là tổng thu nhập của các hộ gia đình được doanh nghiệp trả.

Hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Đường màu đỏ (C) thể hiện chi tiêu của hộ gia đình. Tiết kiệm hộ gia đình (F) bằng thu nhập trừ đi mức thuế ròng (NT) và chi tiêu (C) và chảy vào thị trường tài chính, cụ thể:

S= Y- (C + NT)  Y = C + S + NT

Doanh nghiệp mượn tiết kiệm của hộ gia đình để dùng cho nhu cầu đầu tư và mua các hàng hóa tư bản từ các doanh nghiệp khác. Đường màu đỏ (I) thể hiện cho đầu tư của doanh nghiệp.

Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ, được gọi là chi tiêu của Chính phủ (G). Chính phủ phải vay mượn nếu chi tiêu của Chính phủ vượt quá mức thuế (G > T) và trả nợ nếu G < T (T là mức thuế). Mức thuế rịng bằng mức thuế nộp cho chính phủ trừ đi các khoản chuyển nhượng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ thị trường thế giới. Xuất khẩu (X) trừ đi nhập khẩu (M) bằng xuất khẩu ròng (X – M). Nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì khoản thâm hụt (M – X) là mượn của thị trường thế giới. Tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bằng giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ đó (= GDP).

Tổng thu nhập từ sản xuất ra hàng hóa cuối cùng (Y) bằng tổng chi tiêu: Y = C + I + G + X – M

Thị trường tài chính tài trợ cho thâm hụt và đầu tư. Nếu chính phủ chi nhiều hơn tiền thuế thu được thì số tiền thâm hụt (G –NT) sẽ vay mượn từ thị trường tài chính. (Trường hợp NT > G thì số tiền thặng dư cũng sẽ đi vào thị trường tài chính). Thị trường thế giới thực hiện việc vay và cho vay thơng qua thị trường tài chính.

Đầu tư được tài trợ từ ba nguồn: tiết kiệm cá nhân (S), thặng dư ngân sách (NT – T) và vay mượn từ thế giới (M – X). Điều này được minh họa bằng phương trình chi tiêu bằng thu nhập. Hay:

Y = C + S + NT = C +I + G + (X – M)  I = S + (NT – G) + (M – X) Tiết kiệm cá nhân + Tiết kiệm chính phủ (NT – G) = Tiết kiệm quốc gia.

Một phần của tài liệu NGOC DIEM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w